【ndbd hn】Chi vài chục tỷ mua Công Phượng: Cơn 'ngáo giá' cầu thủ mới của bóng đá Việt?
Nguyễn Công Phượng được cho là đòi số tiền lót tay rất lớn khi trở lại Việt Nam thi đấu sau 2 năm mòn mỏi ngồi dự bị tại Nhật Bản.
Tối 16/9,àichụctỷmuaCôngPhượngCơnngáogiácầuthủmớicủabóngđáViệndbd hn xuất hiện thông tin Nguyễn Công Phượng muốn có 24 tỷ đồng (gần 1 triệu USD) tiền "lót tay" cho 3 năm hợp đồng khi trở về Việt Nam. Công Phượng hầu như không được thi đấu các trận chính thức trong suốt 2 năm qua nhưng giá ngang với các tuyển thủ hàng đầu tại V.League.
Cơn 'ngáo giá' mới?
Đầu tiên, số tiền mà các cầu thủ Việt Nam nhận được qua những bản hợp đồng gần đây tăng "phi mã". Từ năm 2017-2020, để sở hữu một cầu thủ đá chính của đội tuyển Việt Nam như Trọng Hoàng, Quế Ngọc Hải hay Vũ Minh Tuấn, các đội bóng chỉ phải chi ra từ 2-3 tỷ đồng/năm, tùy vào phong độ và danh tiếng của mục tiêu chuyển nhượng.
Cơn bão trên thị trường chuyển nhượng dần bắt đầu từ năm 2021 với sự xuất hiện của CLB Bình Định. Đến năm 2023, khi CLB Công an Hà Nội và Nam Định bước vào cuộc chơi, giá trị chuyển nhượng cầu thủ như một cơn cuồng phong.
Những cầu thủ như Đoàn Văn Hậu, Bùi Hoàng Việt Anh đều nhận 6 tỷ/năm chưa kể lương, thưởng. Hồng Duy, Văn Thanh nhận 5 tỷ đồng, Văn Toàn sau khi chia tay Seoul E-land có ngay 7 tỷ đồng/năm.
Đầu mùa giải 2023/2024, Phạm Tuấn Hải nhận 24 tỷ với 3 năm ở lại cống hiến cho Hà Nội FC. Hoàng Đức chấp nhận chia tay Thể Công Viettel, có thể nhận gần 30 tỷ đồng cho 4 năm tiếp theo. Văn Lâm nhận 27,2 tỷ đồng còn Quang Hải có 27 tỷ. Tóm lại, một thế hệ cầu thủ giá "triệu đô" dần hình thành ở V.League.
Đây là hiện tượng bất thường bởi số tiền kể trên vượt xa giá trị thực tế của cầu thủ Việt Nam. Đội tuyển Quốc gia xếp hạng 116 trên bảng xếp hạng FIFA, giải đấu liên tục có đội bỏ giải, nợ lương nhưng giá cầu thủ lại cao ngang các ngôi sao Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ngay cả những ngoại binh hàng đầu như Rafaelson, Rimario, Geovane, Luiz Antonio nhận thu nhập thấp hơn nhiều so với đồng nghiệp Việt Nam. Để nhanh chóng có được điều mình cần, một số ông bầu phá đi toàn bộ giới hạn về giá cả và tạo nên cơn "ngáo giá" cầu thủ mới của bóng đá Việt Nam.
Do đó, không ngạc nhiên nếu Công Phượng yêu cầu con số mình mong muốn. Đối chiếu với những gì bạn bè của anh nhận được, 8 tỷ đồng/năm cũng là... bình thường, hợp lý với tình hình hiện tại ở V.League.
Công Phượng vẫn có ảnh hưởng lớn
Theo nguồn tin của Báo điện tử VTC News, đội bóng mà Công Phượng đàm phán vẫn đang "nâng lên, đặt xuống" con số 24 tỷ đồng. Thời hạn đăng ký thi đấu cho giải Hạng Nhất không còn nhiều, tạo áp lực lên cả hai phía. Việc Công Phượng thất bại hoàn toàn khi sang Nhật, khiến cho ông chủ đội bóng dù rất mê chân sút xứ Nghệ nhưng lo ngại sập bẫy "ngáo giá". Dẫu vậy, không thể phủ nhận sức hút của tiền đạo từng là ngôi sao số 1 của bóng đá Việt Nam.
Công Phượng mang đến sức hút rất riêng biệt về truyền thông. Chỉ cần cầu thủ sinh năm 1995 bước ra sân, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào anh. Nếu một câu lạc bộ cần đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, ông bầu tài trợ thì Công Phượng là lựa chọn hoàn hảo theo đúng nghĩa đen. Tên của Công Phượng và đội bóng chủ quản ngập tràn trên mỗi mặt báo mỗi sáng sau trận đấu.
Định giá của một cầu thủ dựa trên số năm trong bản hợp đồng, thông số chuyên môn, tầm ảnh hưởng và giá trị thương mại. Thực tế, Công Phượng vẫn luôn thi đấu rất ấn tượng khi trở lại V.League dù vừa thất bại trong hành trình sang Nhật.
Với một cá nhân đã khẳng định được thương hiệu, giá trị thương mại lớn và chuyên môn tốt, họ xứng đáng nằm ở nhóm có thu nhập tốt nhất.
Ở đây, con số 8 tỷ đồng chính là mặt bằng chung của nhóm "ngôi sao" ở đội tuyển Việt Nam đang được hưởng. Mặt bằng giá cầu thủ được đẩy lên vì sự khan hiếm những cầu thủ vừa hay về chuyên môn, vừa phù hợp với chiến lược kinh doanh, quảng bá truyền thông của CLB.
Bóng đá Việt Nam chưa sản sinh ra một Công Phượng mới thì dĩ nhiên Công Phượng "hàng thật" vẫn còn có mức phí chuyển nhượng chót vót trong thời gian tới.
Mai Phương(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Dạy thêm học thêm: Ranh giới ép buộc và tự nguyện mong manh, khó kiểm soát
- ·Thạc sĩ, tiến sĩ vẫn thất nghiệp, nhiều người không còn mặn mà thi cao học
- ·Trường Cao đẳng Phát thanh
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Phụ huynh TP.HCM bị gọi lừa 'con đang cấp cứu tại Chợ Rẫy'
- ·Sắp diễn ra Hội thảo khoa học Quốc tế 'Tiếng Nga ở châu Á' lần thứ III
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của hơn 60 trường đại học
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·'Bắt trước' hay 'bắt chước', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Thầy giáo chống nạng dạy chữ ở ốc đảo hơn 30 năm
- ·Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Huế đạo 12 trang luận án tiến sĩ
- ·Trường Đại học Trà Vinh khai giảng năm học 2024
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Sĩ tử hiếm có trong sử Việt với 21 lần thi, 82 tuổi mới đậu cử nhân
- ·Bùng nổ đêm nhạc hội chào tân sinh viên trường Đại học Kinh tế
- ·Khai trương tủ sách EVNNPC 'Năng lượng từ tri thức'
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Nam sinh Việt lọt top thí sinh có điểm thi tiếng Anh cao nhất thế giới