【trận đấu atalanta gặp inter milan】Tạo nền cho đổi mới giáo dục
Nhiệm kỳ qua, ngành giáo dục Cà Mau có hàng trăm giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, hàng ngàn học sinh giỏi vòng tỉnh, hàng chục học sinh lớp 12 đoạt giải quốc gia được Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh tặng bằng khen.
Nhiệm kỳ qua, ngành giáo dục Cà Mau có hàng trăm giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, hàng ngàn học sinh giỏi vòng tỉnh, hàng chục học sinh lớp 12 đoạt giải quốc gia được Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh tặng bằng khen.
Đó là kết quả của quá trình phấn đấu của những người thầy tâm huyết và trách nhiệm với nghề, với xã hội và hơn hết là trách nhiệm cho tương lai của lớp trẻ.
Chú trọng chất lượng nhân lực
Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho biết: “Toàn ngành hiện nay có 18.679 cán bộ, giáo viên và nhân viên; trong đó giáo viên các cấp 14.857 người. Nhiều năm qua, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao chất lượng bằng nhiều hoạt động như: dự giờ, thao giảng, hội thi giáo viên giỏi các ngành học, cấp học được tiến hành thường xuyên, có nền nếp, chất lượng đã tác động tích cực đến chất lượng dạy và học”.
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải trao học bổng Vừ A Dính cho học sinh là người dân tộc nghèo, vượt khó trên địa bàn tỉnh. |
Hiện, tổng số trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo trong toàn tỉnh do ngành giáo dục quản lý có 664 đơn vị. Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được đào tạo cơ bản, tỷ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn tăng cao, hầu hết có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và say mê với công việc; tình trạng thiếu giáo viên đã được khắc phục.
Theo ông Nguyễn Minh Luân, ngành GD&ĐT tỉnh đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nhất là mạng lưới trường học. Số trường mầm non và phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh được 204 trường, đạt 37,23% trên tổng số trường mầm non và phổ thông. Trong đó, 43 trường mầm non (đạt 32,58%), 110 trường tiểu học (đạt 41,20%), 50 trường THCS (đạt 42,37%) và 1 trường THPT (đạt 3,23%).
Theo kế hoạch, đến hết năm 2015, tỉnh Cà Mau hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đáng phấn khởi là kết thúc năm học 2014-2015, 9/9 huyện, thành phố trong tỉnh đều có xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. "Toàn ngành đang tiếp tục nâng cao mặt bằng dân trí, phấn đấu cho hầu hết công dân hết tuổi 18 đạt trình độ học vấn THCS và một bộ phận công dân hết tuổi 21 trong tỉnh đạt trình độ học vấn THPT”, ông Nguyễn Minh Luân cho biết thêm.
Năm học 2014-2015 vừa qua, quy mô giáo dục tiểu học tỉnh Cà Mau khá ổn định, duy trì, giữ vững các tỷ lệ trọng tâm cần đạt của cấp học. Tiếp tục triển khai mở rộng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) cấp tiểu học, làm nền tảng triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam cấp THCS. Áp dụng dạy học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục ở các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện của nhà trường. Có 14 trường thuộc 9 huyện, thành phố tham gia mô hình VNEN với 207 lớp, 5.942 học sinh. Các trường đã chỉ đạo tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ kiến thức của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh, quá trình tự học, tự giáo dục là trung tâm của hoạt động giáo dục và triển khai Thông tư 30 về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, chú trọng tự đánh giá, đánh giá vì sự tiến bộ trong quá trình học tập của học sinh.
Sở GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học, tiếp tục tổ chức tập huấn các phần mềm quản lý nhà trường, quản lý học sinh (hệ thống V.EMIS, phần mềm VietSchool 2011 của Công ty Prosoft, SMAS 2.0 của Viettel, vnEdu của VNPT), phần mềm Phổ cập giáo dục - Chống mù chữ và cách khai thác các công cụ trình chiếu, soạn và trình bày bài giảng điện tử, e-Learning; các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT đã có Website riêng theo công nghệ mới (cổng Portal) đi vào hoạt động có hiệu quả.
Đổi mới để nâng chất
Năm 2014, được xem là dấu ấn quan trọng với ngành giáo dục khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Lộ trình kế đến là năm học 2018-2019 sẽ triển khai dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới. Theo đó, hướng đến 2020, nền giáo dục đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.
Ông Nguyễn Minh Luân khẳng định, nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ quản lý vẫn là yếu tố quyết định về nội tại ngành, về chất lượng tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền, với huy động nguồn lực cho xã hội hoá giáo dục. Cho nên cần tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cấp, khả năng quản trị của từng trường, đây vừa là thử thách, vừa là nhiệm vụ. Bên cạnh, phải làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền giáo dục để toàn xã hội, nhất là phụ huynh, học sinh thông suốt tư tưởng đổi mới căn bản và toàn diện, tạo nên sự đồng thuận đối với đổi mới trong tương lai.
Sở GD&ĐT đã và đang tổ chức rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020. Theo đó, Sở GD&ĐT đã triển khai, quán triệt sâu rộng đến các cấp quản lý giáo dục về xây dựng đội ngũ đảm bảo yêu cầu phối hợp cả 3 mặt: đánh giá và sàng lọc, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ.
Trong năm học 2014-2015, Sở GD&ĐT tập trung chỉ đạo và triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng của Trường Cao đẳng Sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới sau năm 2015. Các mô hình giáo dục mới tiếp tục được mở rộng như phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dự án mô hình trường học mới, chương trình công nghệ giáo dục, mô hình gắn kết trường học với gia đình, địa phương, doanh nghiệp trong giáo dục…
Trong 5 năm tới, Sở GD&ĐT chú trọng thực hiện tốt các giải pháp về cơ sở vật chất, trường, lớp, trang thiết bị, nhà công vụ cho giáo viên, các phòng thực hành… Theo đó, sở tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gắn với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án: Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020; Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020; Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015./.
Bài và ảnh: Thanh Lam
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Google Account chấp nhận xác thực vân tay trên Android
- ·Thấy gì qua mâu thuẫn giữa SCIC và các cổ đông Vinamilk?
- ·Ngân hàng TMCP Quốc dân: 'Vỏn vẹn' 1,7 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·PGS.TS Lê Mai Hương: Nhà khoa học nữ xuất sắc đam mê hóa học thiên nhiên
- ·Hiện tượng lạ: Bất ngờ xuất hiện hố tròn khổng lồ trên bầu trời Canada
- ·Viettel đã thu được 278 triệu USD lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Vũ khí quân sự: Loại xe tăng T
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đòi nghe nhạc và ăn cháo trước khi qua đời
- ·Kỳ lạ cụ bà mù 11 năm bỗng nhiên sáng mắt trở lại
- ·Giải mã những giấc mơ dưới góc nhìn khoa học
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Bí ẩn về mẹ đẻ của pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập
- ·Chuẩn bị đưa con người lên sao Hỏa
- ·LG đầu tư 1,5 tỷ USD xây nhà máy tại Hải Phòng
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Vũ khí quân sự siêu tăng Armata sắp được trang bị cho quân đội Nga