会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số villarreal】Mỹ thúc đẩy đoàn kết giữa ASEAN!

【tỷ số villarreal】Mỹ thúc đẩy đoàn kết giữa ASEAN

时间:2025-01-10 15:14:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:450次

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 3-9 có mặt tại Indonesia để thúc đẩy sự đoàn kết trong khối ASEAN nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tại Jakarta ngày 3-9 -Ảnh: Reuters

Theo AFP, bà Clinton gặp Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và Ngoại trưởng Marty Natalegawa. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bà Clinton muốn thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao cho việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Quan chức này khẳng định: “Điều quan trọng là chúng ta phải đi tới một tiến trình ngoại giao. Mọi vấn đề phải được giải quyết bằng hình thức một khối ASEAN đoàn kết đối thoại với Trung Quốc”.

Nhấn mạnh vai trò của Indonesia

“Mỹ không muốn có một vị trí nào trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng chúng tôi tin rằng các quốc gia trong khu vực nên hợp tác cùng nhau giải quyết tranh chấp mà không có sự cưỡng ép, hăm dọa, đe nẹt và không sử dụng vũ lực” - AFP dẫn lời bà Clinton tuyên bố trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa.

Giới quan sát nhận định bà Clinton cũng muốn đẩy nhanh việc soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) nhằm hạ nhiệt căng thẳng. “Điều quan trọng là COC phải được tiếp tục. Cần có một cơ chế để giải quyết nguy cơ xảy ra xung đột hoặc tính toán sai lầm của bất cứ bên nào” - bà Clinton tuyên bố và cho biết không bên nào nên có động thái làm gia tăng căng thẳng hoặc bất cứ điều gì được coi là đe dọa để giành ưu thế trong tranh chấp.

Theo báo Jakarta Post, chuyên gia quan hệ quốc tế Andi Widjajanto thuộc Đại học Indonesia cho rằng bà Clinton muốn nhấn mạnh vai trò của Indonesia trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông. “Jakarta không tham gia tranh chấp nhưng đã có nhiều nỗ lực để hòa hợp ASEAN - chuyên gia Widjajanto nhận định - Tuy nhiên, Washington muốn Jakarta hành động mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy các nước ASEAN triển khai COC”.

Các nhà quan sát phương Tây đánh giá việc thúc đẩy đoàn kết giữa các nước ASEAN để giải quyết tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc là một phần quan trọng trong chiến lược châu Á của Mỹ. Phía Chính phủ Mỹ hi vọng các bên sẽ đạt được một bước đột phá về tranh chấp trên biển Đông tại cuộc gặp của lãnh đạo các quốc gia Đông Á vào tháng 11-2012, có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Bà Clinton sẽ tiếp tục đến Trung Quốc ngày 4-9 để thảo luận về các vấn đề trong quan hệ hai nước, tình hình Iran và CHDCND Triều Tiên. Cuối tuần này, bà Clinton sẽ đến Brunei, trở thành ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm toàn bộ 10 nước ASEAN.

Trung Quốc tăng cường giám sát biển bằng vệ tinh

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc tiếp tục chỉ trích chuyến đi của bà Clinton nhằm thống trị sân khấu chính trị ở khu vực châu Á, xây dựng liên minh để cô lập Trung Quốc. Tân Hoa xã tuyên bố: “Mỹ nợ Trung Quốc một lời giải thích về ý đồ thật sự của chính sách xoay trục ở châu Á”.

Theo Nhân Dân Nhật Báo, ngày 3-9 Cục Hải dương Trung Quốc tuyên bố đã đưa vệ tinh viễn thám trên bầu trời quần đảo Senkaku, bãi cạn Scarborough và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào hệ thống quản lý giám sát của hải dương quốc gia Trung Quốc. Hệ thống này bao gồm các thiết bị vệ tinh viễn thám, hàng không viễn thám và các trạm theo dõi dưới mặt đất.

Những hình ảnh vệ tinh viễn thám sẽ giúp Trung Quốc giám sát chặt chẽ các khu vực bờ biển và hải đảo mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền một cách phi pháp. “Việc đưa các hình ảnh vệ tinh viễn thám vào hệ thống giám sát hải dương quốc gia có ý nghĩa to lớn đối với chiến lược quốc phòng tại các vùng biển xa bờ của Trung Quốc” - Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời chuyên gia hải dương Đường Đan Linh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc tuyên bố.

Trước đó, Cục Hải dương Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang lên kế hoạch thiết lập 11 căn cứ trinh sát dành cho máy bay không người lái tự chế tại 11 thành phố trên toàn quốc. Mục tiêu là tăng cường chụp ảnh, thu thập thông tin, theo dõi mục tiêu giúp lực lượng tuần tra Trung Quốc nâng cao khả năng giám sát đối với các vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc đe nẹt Nhật

Theo báo Tân Kinh, phản ứng trước việc đoàn khảo sát Nhật đến quần đảo Senkaku, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố đây là hành vi “phi pháp và không có hiệu lực”. Tân Hoa xã và tạp chí Kinh Tế Trung Quốc hăm dọa Bắc Kinh “có thể áp dụng các biện pháp mạnh” và “một cuộc chiến kinh tế sẽ xảy ra”.

Căng thẳng ở Đông Á cũng tiếp tục leo thang khi hôm qua Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo tạm hoãn một chương trình trao đổi quân sự với Nhật do tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima. Nhật đã không gửi lực lượng hải quân và không quân đến tham gia chương trình trao đổi bắt đầu vào ngày 3-9. Seoul cũng sẽ hoãn chuyến thăm trao đổi tương tự đến Tokyo.

(Theo TTO)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
  • Bước ngoặt 'hồi sinh' cuộc đời cặp song sinh bạch tạng ở Hà Tĩnh
  • ITA tiếp tục khớp lệnh khủng
  • Hà Nội đón Xuân Mậu Tuất 2018 an toàn, tiết kiệm
  • PM to visit Laos, co
  • KN Holdings góp 13,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
  • Cao tốc thương hiệu VEC: Động lực cho kinh tế địa phương cất cánh
  • Khởi công xây dựng Nhà máy điện gió đầu tiên tại Sóc Trăng
推荐内容
  • Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
  • Phát hiện chồng giấu tiền trong lọ thuốc, vợ 'thả dây dài, câu cá lớn'
  • Dương Quá’ U80 không vợ con, hơn 50 năm bán món ăn được khen nức nở
  • Bao đời vật lộn trong lũ dữ, người Hà Tĩnh hiến kế 'nước dâng nhà nổi'
  • 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
  • Bạn muốn hẹn hò tập 1040: Đàng trai  mong tìm được bạn gái không đập đồ khi giận