【ket qua haka】Dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi): Đề nghị giữ nguyên quy định về miễn thuế
ĐBQH đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ cơ quan có thẩm quyền xác định phần giá trị vượt định mức và căn cứ xác định trong trường hợp không xác định được giá trị quà tặng, quà biếu. Giải trình nội dung này, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo, vì theo quy định hiện hành cơ quan có thẩm quyền xác định phần giá trị vượt định mức là Thủ tướng Chính phủ. Nội dung này sẽ được quy định tại Nghị định hướng dẫn Luật này.
Có ĐBQH cho rằng, quy định xăng thuộc hàng hóa tạm nhập tái xuất (TN-TX) để miễn thuế là không phù hợp. Bên cạnh đó, ý kiến khác đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm hàng hóa đưa vào diện miễn thuế như ưu tiên công nghệ phục vụ trực tiếp tăng năng suất lao động, công nghiệp mũi nhọn, thiết bị y tế phục vụ cho điều trị bệnh hiểm nghèo, bệnh mới xuất hiện. Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo vì Luật chỉ quy định hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng TN-TX, TX-TN được miễn thuế; không quy định cụ thể mặt hàng nào TN-TX, TX-TN thuộc đối tượng miễn thuế. Việc quy định cụ thể mặt hàng được phép TN-TX, TX-TN thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương và được quy định tại pháp luật về thương mại. |
Ý kiến ĐBQH khác đề nghị bổ sung: “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu, trừ hàng hóa, nguyên vật liệu gây ô nhiễm môi trường”. Đại biểu này cho rằng, yếu tố bảo vệ môi trường là rất quan trọng, do đó, cần rà soát kỹ các loại vật liệu, nếu xác định vật liệu có khả năng gây ô nhiễm mỗi trường thì cần đánh thuế cao thay vì được miễn thuế. Về nội dung này, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo, bởi pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thuộc loại hàng hóa cấm NK.
Một số ĐBQH khác đề nghị không đưa “nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” vào đối tượng được miễn thuế vì hiện nay đối tượng này được Nhà nước ân hạn 275 ngày. Nên giữ như quy định hiện hành được chậm nộp 275 ngày. Trả lời ý kiến này, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo bởi về bản chất việc chuyển đổi nguyên liệu, vật tư từ đối tượng hoàn thuế sang đối tượng miễn thuế là không thay đổi vì khi sản phẩm xuất khẩu thì không phải nộp thuế); Hơn thuế nữa, quy định như dự thảo Luật để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN và cơ quan Hải quan do giảm thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong điều kiện phải thực hiện cắt giảm dần thuế NK với mức độ tự do hóa thương mại từ 90-98% các dòng thuế có mức thuế 0% từ 2018-2028.
Đề nghị bổ sung thêm chữ “mới” vào Mục b Khoản 9, 19 Điều 16 như sau: “b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng mới tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;”. Tại Khoản 19: “a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ mới; vật tư chuyên dùng NK trong nước chưa sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường”. Bên cạnh đó, ĐBQH cũng đề nghị cần có quy định rõ để tránh kẽ hở trong luật về hàng tạm nhập tái xuất, đồng thời quy định rõ trách nhiệm cơ quan giám sát, quản lý tài sản của các tổ thức nước người theo hình thức tạm nhập tái xuất.
Về ý kiến góp ý trên, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo, bởi đây là hàng hóa của nước ngoài, sau khi sửa chữa, thay thế sẽ được XK cùng với tàu ra khỏi Việt Nam. Bộ Tài chính cho biết, các quy định liên quan đến quản lý thuế, giám sát hải quan đã được quy định tại pháp luật hải quan và quản lý thuế. Theo đó, tại Luật này chỉ quy định chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK mà không quy định về trình tự kiểm tra giám sát và thi hành chính sách này.
Về quy định miễn thuế cho trang thiết bị phục vụ đánh bắt xa bờ, có ý kiến ĐBQH đề nghị quy định vật tư, vật liệu xây dựng nhập về để xây dựng công trình trong nước và bổ sung thêm nguyên vật liệu xây dựng phục vụ công trình biển đảo, trang thiết bị phục vụ đánh bắt xa bờ. Ý kiến khác lại đề nghị nên tính toán đưa vào để miễn thuế những vấn đề về biển đảo.
Trả lời các ý kiến trên, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo vì việc bổ sung thêm các quy định này trong điều kiện hiện nay có thể dẫn đến gian lận thương mại, gây thất thu thuế. Trường hợp cần khuyến khích phát triển kinh tế biển đảo, sẽ tiếp thu trình cấp có thẩm quyền xây dựng giải pháp phù hợp.
Góp ý quy định về các Danh mục miễn thuế, một số ý kiến ĐBQH đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định chặt chẽ, đảm bảo không gây thất thoát tiền thuế và làm rõ danh mục các mặt hàng nông thủy sản tại khoản 12. Ý kiến khác đề nghị cần cân nhắc danh mục miễn thuế để không ảnh hưởng tới thu ngân sách Nhà nước, quy định miễn thuế, xét miễn thuế cần được bố cục gọn lại, đảm bảo tính thống nhất.
Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo, bởi để được miễn thuế thì phải đáp ứng tiêu chuẩn giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền quy định (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì phải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tại Nghị định hướng dẫn Luật.
Căn cứ quy định tại dự thảo Luật giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa miễn thuế và định mức miễn thuế. Việc quy định này đảm bảo miễn thuế đúng đối tượng, không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị cần xem xét cụm từ “trong nước chưa sản xuất được” được quy định từ Khoản 12 đến Khoản 20 Điều 16 của dự thảo Luật vì việc quy định không rõ sẽ phát sinh nhiều thủ tục hành chính cho DN và cơ quan Hải quan. Giải trình ý kiến này, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo vì việc quy định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được sẽ được quy định tại Nghị định hướng dẫn Luật.
Cho ý kiến về khung thuế suất, có ĐBQH cho rằng, cần xem lại mức quy định 51% tại mục 45 Biểu thuế XK theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế XK đối với từng nhóm hàng, nên quy định thành 80%. Trong trường hợp sản xuất phân, đạm và các sản phẩm hóa chất từ than và apatit. Để sản xuất nhà máy đạm Ure cần đầu tư hàng trăm triệu USD. Những sản phẩm này là những sản phẩm cuối cùng, không thể sản xuất thành các sản phẩm khác. Các nhà máy này sau khi khấu hao hết thì giá tài nguyên và năng lượng sẽ chiếm từ 75 - 80% giá thành sản phẩm, ngoài việc mục đích phục vụ cho thị trường trong nước, xuất khẩu các sản phẩm này sẽ không được hoàn thuế GTGT. Trả lời ý kiến này, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo vì mức trên 51% là đã thành sản phẩm chế biến, không phải là sản phẩm thô. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·'Tối nay có bóng đá Việt Nam, con có về kịp không?'
- ·Nữ VĐV nhảy cầu nhận 7 điểm 0 tại Olympic Paris
- ·Sẽ quy định chặt chẽ về hoạt động của quỹ ETF trên TTCK
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·HLV Park ủng hộ 200 triệu đồng cho người dân vùng lũ
- ·Người đẹp làng bơi giải nghệ sau thất bại tại Olympic Paris 2024
- ·Các giải pháp tài chính hỗ trợ thị trường đã phát huy tác dụng
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Bài cúng tết Hàn thực 2024 chuẩn Văn khấn cổ truyền
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Cô gái say rượu nhảy sông tự tử, chó cưng dẫn cảnh sát tới cứu
- ·6.100 DN trở lại hoạt động nhờ chính sách giãn, giảm thuế
- ·C. Ronaldo bỏ vào đường hầm, không nhận HC bạc
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Mbappe ở nhà cũ của Gareth Bale
- ·Mẹ chồng đay nghiến khi tôi không thể có con và sự thật bất ngờ
- ·Trên 10,7 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện hè
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Tai nạn lao động gây thiệt hại hơn 970 tỷ đồng