会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả c3 châu âu】Giấc mơ Mỹ biến chàng trai Hàn từ dân nhập cư trở thành tỷ phú USD!

【kết quả c3 châu âu】Giấc mơ Mỹ biến chàng trai Hàn từ dân nhập cư trở thành tỷ phú USD

时间:2025-01-27 09:04:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:231次

Giấc mơ Mỹ biến chàng trai Hàn từ dân nhập cư trở thành tỷ phú USD

Hoài Thu

Hãng thời trang bình dân Forever 21 với doanh thu lên đến 4 tỷ USD đã giúp Do Won Chang từ một người Hàn Quốc trắng tay vươn lên trở thành tỷ phú của nước Mỹ.

Làm việc 19 tiếng mỗi ngày

Những năm 80 của thế kỷ trước,ấcmơMỹbiếnchàngtraiHàntừdânnhậpcưtrởthànhtỷphúkết quả c3 châu âu gia đình nào có người đi Tây về cũng khiến người hàng xóm trầm trồ, khen ngợi rồi ghen tị. Người ta đi Nga, đi Đức rồi Tiệp làm giàu, mang về cuộc sống vật chất sung túc cho người thân gia đình.

Nhưng không ai gọi đó bằng cái tên “giấc mơ Nga” hay “giấc mơ Đức”. Chỉ có “American Dream” - giấc mơ Mỹ mà bao người châu Á mong muốn: một phương trời tự do mới, nơi ai cũng có thể kiếm tiền, làm giàu và đổi đời hoàn toàn.

Tỷ phú Do Won Chang trên trang bìa tạp chí Forbes.

Trong dòng người châu Á đổ dồn về phía đất Mỹ có cặp vợ chồng người Hàn Quốc, Do Won Changvà vợ là Jin Sook. Rời Hàn Quốc vào năm 1981 giữa thời khắc rối ren của đất nước, họ không mong ước sẽ sang Mỹ làm giàu bởi tất cả những gì họ có là đôi bàn tay trắng cùng với một tấm bằng trung học từ quốc gia mà thời ấy cũng không được đánh giá cao về giáo dục.

Vợ chồng Chang không xu dính túi, không bằng cấp, tiếng Anh chỉ bập bẹ vài chữ. Họ đã làm việc 19 tiếng mỗi ngày để kiếm sống như giao cà phê, nhân viên trạm xăng, gác cổng. 

Vợ chồng Do Won Chang. 

“Tôi từng mơ được sang Mỹ từ khi còn học lớp 6. Bố mẹ tôi đã đến đó rồi và lúc nào tôi cũng tự nhủ tháng tới sẽ đến lượt mình. Một thập kỷ sau đó, ước mơ này thành hiện thực”, ông chia sẻ trên Forbes. “Tôi nhận khoảng 3 USD một giờ, chừng đó không đủ sống. Vì thế, tôi làm thêm 8 giờ nữa ở một trạm xăng. Sau đó lại nhận lau chùi một văn phòng nhỏ cho đến tận nửa đêm. Còn Jin Sook làm thợ cắt tóc, công việc cô ấy từng làm khi còn ở Hàn Quốc”, ông nhớ lại.

Trong thời gian làm việc tại trạm xăng, Do Won Chang nhận thấy những khách hàng giàu có thường làm giàu trong ngành công nghiệp may mặc. Từ đây, ông nung nấu ý định phải dấn thân vào ngành thời trang

Ước mơ trở thành hiện thực 

Sau 3 năm làm việc “điên cuồng” ở Mỹ, vợ chồng Do Won Chang đã dành dụm được 11.000 USD. Năm 1984, họ mở một cửa hàng quần áo rộng 83 m2 tên là Fashion 21, tiền thân của Forever 21 sau này, nằm trong một khu kinh doanh sầm uất tại Los Angeles.

“Đối tượng khách hàng mà chúng tôi nhắm đến là những người trẻ thuộc độ tuổi 20. Những người trung niên muốn sống lại tuổi 21 lần nữa trong khi người trẻ chỉ muốn mình mãi mãi tuổi 21”, Chang Do Won giải thích về cái tên lạ của thương hiệu.

Người chủ cũ của cửa hàng cũng bán quần áo và thu về mỗi năm khoảng 30.000 USD tiền lãi. Tuy nhiên, Fashion 21 đã làm được những điều không tưởng khi cán mốc 700.000 USD lợi nhuận trong năm đầu tiên nhờ công việc bán buôn, đổ hàng trực tiếp từ cơ sở sản xuất với mức giá chiết khấu vô cùng hấp dẫn.

Công việc làm ăn của 2 vợ chồng dần phát đạt và cứ mỗi 6 tháng, thương hiệu này lại mở thêm được 1 cửa hàng mới. Chỉ từ một cửa hàng nhỏ ban đầu, Forever 21 đã trở thành thương hiệu tiên phong của ngành công nghiệp Fast Fashion, "thời trang ăn liền". Tiêu chí của Forever 21 là quần áo phải hợp mốt, chất lượng nhưng giá thành lại bình dân.

Sự phát triển của Forever 21 từng khiến cho nhiều chuyên gia trong giới kinh ngạc vì ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm 2008, Forever 21 cũng chỉ buộc phải đóng cửa một vài cửa hàng.

Hãng thời trang của Do Won Chang.

Thậm chí trong cuộc Đại suy thoái kinh tếnày, Do Won cho biết, ông đã mở thêm cửa hàng và tạo thêm 7.000 việc làm trong một năm. Trong một cuộc họp thường niên với bộ phận cấp cao của công ty, Do Won nói bản thân không chỉ muốn tập trung vào lợi nhuận mà còn muốn tăng cơ hội việc làm cho người dân Mỹ.

Là một người nhập cư, để thành công trong nghề bán lẻ sẽ cực kỳ khó khăn. Rào cản về ngôn ngữ, sự khác biệt văn hóa khiến cơ hội tiếp cận với đại đa số người dân Mỹ rất hạn hẹp. Tuy nhiên, Do Won đã bứt ra khỏi nhóm khách hàng châu Á quen thuộc để được lòng cả người dân gốc Mỹ.

Lẽ dĩ nhiên là chẳng có gì dễ ngay từ đầu. Forever 21 từng vướng nhiều vấn đề liên quan tới bản quyền và các vụ khởi kiện liên quan đến đạo nhái sản phẩm. Trong giai đoạn suy thoái, với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều công ty bán lẻ, đặc biệt là các công ty trực tuyến, ông Do Won Chang đã buộc phải đóng cửa hoặc giảm quy mô nhiều cửa hàng lớn. 

Những người mẫu quảng bá bộ sưu tập mới của F21.  

Nếu 5 năm kể từ khi thành lập, F21 có 11 cửa hàng bán lẻ tại Mỹ, Hàn Quốc, trở thành công ty tiên phong của ngành công nghiệp Fast Fashion (thời trang nhanh) toàn cầu thì đến năm 2009, con số đã lên tới 450 cửa hàng.

Chang Do Won và Chang Jin Sook đã dẫn dắt thương hiệu vượt qua các chướng ngại một cách ngoạn mục trong suốt 30 năm. Tính đến năm 2016, Forever 21 đã có hơn 600 cửa hàng trên khắp thế giới với doanh thu lên đến 4,4 tỷ USD.

Khi đó, Forbes ước tính tổng tài sản ròng của vợ chồng nhà sáng lập Do Won Chang và Jin Sook khoảng 6,1 tỷ USD. Tình hình kinh doanh thuận lợi khiến hãng tiếp tục mở rộng chuỗi cửa hàng và bán quần áo, phụ kiện cho nhiều đối tượng như phụ nữ trưởng thành, đàn ông chứ không chỉ dừng lại ở giới trẻ.

Năm 2016,  Forever 21 đã trở thành thương hiệu quốc tế trong số 480 cửa hàng có doanh thu khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Forever 21 rất được ưa chuộng tại Việt Nam, được giới trẻ ưa thích vi phong cách lạ mà không hề lỗi mốt.

Tuy nhiên cũng kể từ năm 2016, Forever 21 cũng bị nhiều công ty "tố" chậm thanh toán. Một công ty vận chuyển quần áo cho Forever 21 đã tung ra một bản hợp đồng cho thấy, doanh thu bán hàng của hãng này đã giảm đi 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2019, Forever 21 bắt buộc phải nộp đơn xin phá sản nhằm tái cấu trúc mảng kinh doanh vào tháng 9 vừa qua khi trở thành “nạn nhân” tiếp theo của những gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến và sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Tuy vậy, nhiều người hy vọng đây chưa phải điểm dừng của Forever 21 cũng như sự nghiệp của cặp vợ chồng người Hàn tài giỏi và giàu nghị lực này.

Tuy vậy, cha đẻ của Forever 21 vẫn giữ tinh thần lạc quan sau những vấp ngã đó. Với ông Do Won Chang và bà Jin Sook, khó khăn chỉ mang tính tạm thời. Sự kiên định chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

“Ngành may mặc giờ kinh doanh không dễ. Lượng khách đến mua sắm đã giảm, vì sự xuất hiện của các cửa hàng trực tuyến. Nhưng chúng tôi cũng đã chuẩn bị hoạt động thương mại điện tử của mình rồi. F21 vẫn giữ nguyên kế hoạch mở rộng trên toàn cầu, và sẽ vượt qua khó khăn”, ông nói.

推荐内容
  • Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
  • Xuất siêu lập kỷ lục 2,5 tỷ USD: Mừng hay lo?
  • Thông tin mới vụ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin tại Thanh Hóa
  • Tình hình Biển Đông ngày 7/11: Trung Quốc, Đài Loan tổ chức diễn đàn nghiên cứu vấn đề biển Đông
  • Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
  • LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững