【kèo fa cup】Giải pháp nào thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Philippines?
Tổng thống Philippines sắp thăm cấp nhà nước tới Việt Nam Tổng thống Philippines thăm Việt Nam: Cột mốc trong quan hệ song phương Củng cố quan hệ Đối tác chiến lược,ảiphápnàothúcđẩytăngtrưởngxuấtkhẩusangthịtrườkèo fa cup tạo xung lực mới hợp tác kinh tế Việt Nam - Philippines |
Việt Nam có 35 mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu sang Philippines
Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành cho biết, thị trường Philippines không đòi hỏi quá cao hay quá khắt khe trong tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ lớn nhưng phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm nhập khẩu.
Top các quốc gia xuất khẩu lớn vào thị trường Philippines bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Mỹ. Việt Nam xếp cuối trong danh sách 10 đối tác thương mại lớn nhất của Philippines. Các mặt hàng nhập khẩu chính vào thị trường Philippines bao gồm các sản phẩm điện tử, khoáng sản, phương tiện giao thông, dụng cụ công nghiệp, và sắt thép các loại.
Các sản phẩm xuất khẩu của Philippines chủ yếu là nông sản, trong đó những sản phẩm xuất khẩu chủ lực như: Dầu dừa và sản phẩm từ dừa, chuối tươi, xoài, các sản phẩm hóa chất, khai khoáng. Các sản phẩm chế biến và các sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu còn rất hạn chế.
Từ những đặc điểm trên, cùng với các yếu tố khác như khoảng cách địa lý, nét tương đồng về văn hóa tiêu dùng... Tham tán Thương mại Phùng Văn Thành nhận định, Philippines đã trở thành một thị trường có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo Tham tán Phùng Văn Thành, có khoảng 35 mặt hàng/ngành hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Philippines, bao gồm những mặt hàng/ngành hàng quan trọng như: Nông sản, thủy hải sản, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng dệt may, máy móc, thiết bị... Trong đó, hàng nông sản, đặc biệt gạo, luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines. Trong những năm qua, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Philippines.
Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Philippines vẫn đạt trên 7,8 tỷ USD, tăng hơn 14,7% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt trên 5,1 tỷ USD, tăng 11,6% và kim ngạch nhập khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD tăng 12,8%.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Philippines. Ảnh minh họa |
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Philippines, với lượng và kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lần lượt đạt trên 3,2 triệu tấn và gần 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 85% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Năm 2022, gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines chiếm tới 45% về lượng và khoảng 43% về kim ngạch trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines tiếp tục ghi dấu ấn khi đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022, lượng gạo xuất khẩu đạt 3,1 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2022. Mặc dù vậy, gạo của Việt Nam vẫn chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.
Con số trên đã góp phần nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines năm 2023 lên 7,8 tỷ USD, tương đương với năm 2022, trong đó xuất khẩu đạt 5,15 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2022, nhập khẩu đạt 2,65 tỷ USD, giảm 2% so với năm 2022. Xuất siêu vào thị trường Philippinesnăm 2023 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2022.
Đa dạng hóa mặt hàng, đẩy mạnh xuất khẩu
Theo Tham tán Phạm Văn Thành, dư địa thị trường Philippines còn lớn để Việt Nam có thể khai thác tiếp. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần giữ thị trường Philippines bên cạnh mở rộng thị trường mới. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Philippines, Tham tán Thương mại Phùng Văn Thành đề xuất các mục tiêu và định hướng để khai thác thị trường tiềm năng này, cụ thể:
Thứ nhất,tiếp tục củng cố và giữ vững vị thế số 1 về xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines.
“Philippineslà quốc gia sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa gạo, tuy nhiên, trong nhiều năm qua sản xuất trong nước luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Hàng năm, tùy thuộc vào các điều kiện canh tác, sản xuất nội địa của Philippinesđạt khoảng từ 19 đến 20 triệu tấn thóc, tương đương khoảng trên 12,5 triệu tấn gạo. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo hàng năm khoảng trên 14,5 triệu tấn và dự trữ tối thiểu đảm bảo lương thực đủ cho 30 ngày khoảng là trên 1 triệu tấn, tức là tổng nhu cầu hàng năm khoảng trên 15,5 triệu tấn gạo. Vì vậy, hàng năm Philippinesphải nhập từ trên 2,5 triệu đến 3,5 triệu tấn gạo” - ông Phùng Văn Thành phân tích.
Những năm trước, Philippines mua gạo theo phương thức đàm phán liên chính phủ (GTG), Việt Nam cạnh tranh với Thái Lan, là hai đối tác xuất khẩu gạo lớn vào Philippines. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, khi Philippines ban hành và thực thi luật cho phép tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và hạn chế nhập khẩu gạo thì Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trở thành nhà cung ứng quan trọng, chiếm vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.
Đối với Philippines, gạo của Việt Nam không chỉ là mặt hàng nhập khẩu thông thường mà còn là mặt hàng quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Hiện nay gạo nhập khẩu từ Việt Nam đã chiếm tới hơn 80% (năm 2022 là trên 83%) tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.
Tại thị trường Philippines, gạo của Việt Nam có lợi thế. Là mặt hàng phẩm cấp, chất lượng phù hơn, giá phải chăng nên có tính cạnh tranh, phù hợp thị hiếu và có thể đáp ứng với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là tầng lớp dân cư đông đảo có thu nhập trung bình và thấp. Thêm vào đó, nguồn cung ổn định, khoảng cách địa lý, chi phí và thuận tiện trong chuyên chở, có niềm tin và mối quan hệ bạn hàng lâu năm.
Để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Philippines, các doanh nghiệp trong nước cần mở rộng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Ảnh minh họa |
Hai là, mở rộng cơ cấu mặt hàng và gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu.
Dù là thị trường còn nhiều tiềm năng, song cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và Philippines còn chưa cân xứng. Số lượng các mặt hàng/ngành hàng xuất khẩu còn hạn chế, chỉ khoảng 35 mặt hàng/ngành hàng, trong khi còn rất nhiều các mặt hàng/ngành hàng có tiềm năng khai thác tại thị trường Philippines.
Ngoài ra, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines tỉ trọng mặt hàng nông sản lớn trong khi các ngành hàng khác manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm ít đa dạng. Chưa có sản phẩm, mặt hàng nông sản tươi sống (hoa quả, thịt) nào vào được thị trường Philippines mặc dù nhu cầu tiêu dùng rất lớn.
Vì vậy, ông Thành nhấn mạnh, mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Philippines là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp trong nước về tiềm năng thị trường Philippines.
Philippines là thị trường nhiều tiềm năng, tuy nhiên, trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam còn ít quan tâm tới thị trường này, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tiềm năng thị trường này để thúc đẩy xuất khẩu.
(责任编辑:La liga)
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Tin nóng: Bắc Ninh họp báo vụ việc lãnh đạo tỉnh bị đe dọa
- ·Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam
- ·Hơn 10.000 mẫu xét nghiệm Covid
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Thêm thiện chí hòa bình của Triều Tiên
- ·Gặp gỡ Đại sứ các nước tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam
- ·Sớm đưa vào sử dụng BV Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Facebook thừa nhận sai lầm
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Argentina muốn mở rộng mối quan hệ với Việt Nam trên mọi lĩnh vực
- ·Giao thiệp nghiêm khắc sau vụ bắt CFO Huawei
- ·Đầu tư vào CNTT&TT tạo nền tảng, động lực tăng trưởng bền vững
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Để không có “Vạn Thịnh Phát” thứ hai
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin phải hướng tới nền tài chính công khai, minh bạch
- ·Grab góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Đầu tư vào CNTT&TT tạo nền tảng, động lực tăng trưởng bền vững