【cúp thụy điển】Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cần chú trọng xu hướng chuyển đổi thứ ba
Bộ trưởng Bộ Lao động,ộtrưởngĐàoNgọcDungCầnchútrọngxuhướngchuyểnđổithứcúp thụy điển Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tưVùng diễn ra sáng 12/2. |
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Vùng đồng bằng sông Hồng có quy mô lao động lớn nhất trong sáu vùng kinh tếvới tổng lực lượng lao động là 11,44 triệu người, chiếm 22,64% lực lượng lao động cả nước năm 2021. Thời gian quan, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương tăng từ 38,8% lên 60,53%; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 37,68% năm 2011 còn gần 13,55% năm 2021, cho thấy cơ cấu lao động chuyển dịch rất nhanh.
Tuy nhiên, có một số bất cập như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động của vùng, mặc dù cao nhất trong 6 vùng của cả nước , nhưng còn hạn chế và bất hợp lý về cơ cấu trình độ đào tạo. Năm 2021, vẫn còn trên 63% lực lượng lao động chưa qua đào tạo hay không có bằng cấp/chứng chỉ. Về cơ cấu lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng lực lượng lao động là 17,33%, trong khi số có trình độ cao đẳng chỉ là 4,8%, trung cấp là 5,47% và sơ cấp là 9,36%. Đến năm 2021, mới chỉ có 15,1% lao động nông thôn được qua đào tạo; 21,3% lao động nữ được qua đào tạo.
Thứ hai, trong 10 năm qua, cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm của vùng chuyển dịch nhanh, song chưa bền vững, chất lượng việc làm còn thấp và tính dễ bị tổn thương của việc làm còn cao.
Thứ ba, cầu việc làm kỹ năng cao còn hạn chế do trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệpvà cơ sở sản xuất kinh doanh của nước ta chủ yếu ở mức trung bình và thấp.
Thứ tư, vấn đề di cư lao động cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù từ 2014 đến nay vùng đã có tỷ suất di cư thuần dương (nhập cư cao hơn xuất cư, nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua đã xuất hiện một số bất cập trong việc dịch chuyển này.
Dự báo thách thức thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, ngoài các thách thức chung, hiện nay nổi lên một số vấn đề liên quan đến Vùng như tình trạng già hóa dân số.
“Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, đến năm 2038 sẽ có khoảng 20% là người già. Điều này đặt ra thách thức rất lớn trong vấn đề lực lượng lao động, an sinh xã hội, chăm sóc người lớn tuổi…”, Bộ trưởng Dung cho hay.
Thứ hai là thay đổi thế giới việc làm, đặc biệt là di cư, di biến động, việc làm chất lượng cao và thỏa đáng, đặc biệt là tiền công.
Thứ ba, biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ đến Vùng đồng bằng sông Hồng, đe dọa trực tiếp sinh kế của người dân, nhất là khu vực nông thôn, khu vực dễ tổn thương.
Thứ tư, tỷ lệ việc làm trong khu vực phi chính thức còn cao, phần đông lao động đang đảm nhận công việc dễ tổn thương. Điều này gây thách thức thu nhập, năng suất lao động, khả năng tiếp cận thị trường…
Do đó, muốn phát triển thị trường lao động của Vùng đồng bằng sông Hồng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý, cần tiếp tục củng cố và đẩy nhanh liên thông hệ thống hạ tầng cơ sở, bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Bên cạnh xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hiện nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần lưu ý chuyển đổi thứ ba là chuyển đổi nhân lực, mà trong đó chuyển đổi nhân lực phải đi trước một bước. Theo đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị, thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là những lĩnh vực kinh tế tri thức, dịch vụ, công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, những ngành nghề tiên phong.
Thứ hai, hiện đại hóa, phát triển dịch vụ việc làm của Vùng đồng bằng sông Hồng, tăng cường kết nối, liên thông với thị trường lao động các vùng trên cả nước, các nước phát triển.
Thứ ba, đẩy mạnh liên kết thông qua việc chủ động phối hợp trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nguồn nhân lực, xây dựng thị trường lao động linh hoạt, bền vững và hội nhập.
Thứ tư, chính quyền các địa phương của vùng cần tiếp tục tạo hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp đi đôi với cải thiện việc làm cho người lao động, có hệ thống an sinh xã hội bền vững.
(责任编辑:La liga)
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Kiểm tra viện phí dịch vụ tại Bệnh viện Nhi T.Ư
- ·Vụ công nhân nhà máy Yazaki bị ngộ độc khí: Nguyên nhân do đâu?
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đừng để kiểm tra chuyên ngành làm chậm thông quan hàng hóa
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Nhà báo Lệ Huyền: Tôi sợ nhất là 'bệnh nhạt'
- ·Hàng nghìn container phế liệu 'đắp chiếu' tại các cảng, giải quyết thế nào?
- ·ADB hỗ trợ 100 triệu USD cải thiện cung cấp dịch vụ y tế
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Thực hiện thắng lợi toàn diện kế hoạch năm 2019, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Chủ tịch nước gặp 100 chuyên gia nghe hiến kế tiếp cận 4.0
- ·Nhà sử học Dương Trung Quốc và câu chuyện bức thư gửi Thủ tướng
- ·Những bí mật kinh hoàng tại 'thủ phủ' hô biến mỹ phẩm giả thành hàng xách tay
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Ngày mai 17/9 học sinh trên toàn tỉnh Quảng Ninh đi học bình thường
- ·Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Cần có gói cải cách toàn diện 'ngang dọc' để đột phá xuất khẩu
- ·Cảnh báo tình trạng mạo danh cán bộ Cục An toàn thực phẩm để lừa đảo doanh nghiệp
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Thủ tướng: Đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất, chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của thế giới