【kq bolivia】Tên thầy giáo cháu là gì?
1. Văn hào Pháp Victor Hugo,kq bolivia tác giả các tiểu thuyết Những người khốn khổ, Chín mươi ba, Nhà thờ Đức Bà Paris, Hernani... nổi tiếng thế giới. Một hôm vừa hoàn thành một đoạn văn trong tác phẩm, vui vẻ, ông đi ra phố chơi. Dọc theo hai bờ sông Seine là những quầy sách. Đang định rẽ vào một quầy sách để tìm mua cuốn Nghệ thuật thi ca của Aristotle thì ông bỗng tối sầm mặt. Vội đưa tay lên trán, ông nhận ra, cái mũ phớt đã bay ra khỏi đầu và máu trên trán đang chảy xuống má. Một cồ đá từ tay một đứa trẻ nào đó vừa văng ra trúng vào ông.
- Bắt lấy thằng bất trị nọ, các ông, các bà!
Cùng với tiếng la thét của mọi người đang đi trên hè, tiếng còi cảnh sát rú lên từng hồi gay gắt. Không khó gì, người ta tóm ngay được thằng bé nọ.
Nhìn thấy Victor Hugo đi tới, thằng bé nọ co rúm người lại. Nó sợ bị ông già cho mấy cái bợp tai và bố mẹ nó phải bỏ tiền ra bồi thường.
Nhưng Hugo đã bước tới và ngồi thụp xuống ngang tầm với thằng bé. Một tay áp chiếc khăn để cầm máu nơi vết thương trên trán, một tay ông đặt lên vai thằng bé nọ, ôn tồn:
- Ông không làm gì cháu đâu! Ông chỉ muốn hỏi cháu học trường nào. Và tên thầy giáo cháu là gì thôi! Nào, nói đi, cháu học trường nào, thầy giáo cháu tên gì?
***2. Câu chuyện nêu trên một cách gián tiếp đã nâng vị trí của người thầy, nhà trường lên một tầm cao xứng đáng bất ngờ. Và điều đó, thiết nghĩ, rất trùng hợp với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt ta.
“Không thầy đố mày làm nên”, “Bán tự vi sư, nhất tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy), “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”, “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”, “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong”, “Con ơi ghi nhớ lời này/Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”… Truyền thống trọng thầy, trọng đạo này của người Việt hiển nhiên là bắt nguồn từ quan niệm xác định địa vị xã hội người thầy theo thứ tự: quân - sư - phụ được Khổng Tử nêu ra từ cách đây 2.500 năm. Theo đó, trên cùng là vua, thứ đến là thầy, sau mới là cha. Nghĩa là người thầy tuy không cùng huyết thống vẫn được nâng lên trên cả địa vị của người cha trong gia đình.
“Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi/Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng”.
Kính trọng thầy không phải chỉ vì thầy là người uyên bác về tri thức, mà vì thầy là người có tư cách đạo đức, nói theo ngôn ngữ xưa, thầy là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo lý, nhân cách để học trò học, noi theo. Thầy ở đây không chỉ là người dạy chữ, mà là chân dung tiêu biểu của nền giáo dục quốc gia.
Chuyện xưa kể rằng, Mỗ là người nước Đằng, học trò của Khổng Tử. Anh này có tính kiêu căng, tuy học lực chỉ vào loại bình thường. Học được vài năm, Mỗ xin về nước Đằng quê mình lập nghiệp. Anh ta định lập nghiệp bằng con đường làm quan, làm tướng, hay làm giặc? Không sao hết! Tuy nhiên, khi biết Mỗ xin về nước để làm thầy dạy học, thì Khổng Tử liền vội chạy sang nước Đằng để can ngăn. “Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời”.
Ngẫm ra, lời nói của Đức Khổng thật không sai! Khi giáo dục có toàn các thầy kiểu Mỗ thì xã hội phải mang lấy đủ thứ ung nhọt, quốc gia sẽ đi đến chỗ điêu tàn.
***3. Nói đến các thầy giáo nước ta không thể không nhắc đến Chu Văn An (1292-1370). Ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”. Ông được coi là vạn thế sư biểu, là người thầy của mọi thời đại.
Cùng với Chu Văn An, lịch sử văn hiến nước ta đã ghi danh tên tuổi của nhiều nhà giáo tiêu biểu nữa, như: Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), Nguyễn Trực (1417-1474), Thân Nhân Trung (1419-1499), Lương Đắc Bằng (1472-1510), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Lê Quý Đôn (1726-1784), Trương Văn Hiến, Nguyễn Thiếp (1723-1804), Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888).
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) ngày 4-11-2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Nói chuyện tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21-10-1964, Bác Hồ khẳng định: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.
V.V. Mayakovsky, nhà thơ Nga Xô Viết (1893-1930) viết: “Thầy giáo hiện ra/Như mặt trời/Sừng sững/Như trái núi/Trên mặt trận thứ ba/Mặt trận học tập”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Tín hiệu mới cho bài toán khủng hoảng y tế ở Hàn Quốc
- ·Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
- ·Phó Thủ tướng tiếp Đoàn đánh giá đa phương về chống rửa tiền
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Lo ngại nhiệt độ toàn cầu tăng nhanh
- ·Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu vui trong 2 tháng đầu năm
- ·Chủ tịch TP.HCM, Đà Nẵng nhờ Thủ tướng gỡ vướng
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Phát triển du lịch: Cần sự đột phá để xứng tầm với tiềm năng
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Xây dựng Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với hoàn thiện mô hình Bộ đa ngành, đa lĩnh vực
- ·Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ
- ·34 trạm y tế tại TPHCM dừng khám bảo hiểm y tế
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Chọn người thật sự vì nước, vì dân làm lãnh đạo
- ·Đẩy mạnh quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN
- ·Bộ Công an tinh gọn được, nơi khác chẳng có cớ nói không
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta phải bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của nhân dân mình