【bảng xếp hạng a league úc】Ngành gỗ được gì từ EVFTA?
Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ được hưởng lợi từ EVFTA |
Thị trường EU, nguồn cung - cầu quan trọng
EU là thị trường lớn thứ tư của Việt Nam trong tiêu thụ các mặt hàng gỗ sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tính riêng về các đồ gỗ (mã số hàng hóa xuất nhập khẩu: HS 94), đây là thị trường quan trọng thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Bốn mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam vào EU gồm: Đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất văn phòng.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 6,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu vào EU đạt hơn 764 triệu USD, tăng 3,91% so với năm 2014, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khối EU, các quốc gia quan trọng nhất đối với thương mại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là Anh, Đức, Pháp. Kim ngạch từ 3 thị trường này chiếm 2/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU.
EU không chỉ quan trọng đối với Việt Nam về thị trường tiêu thụ và sản phẩm, mà còn là một trong những nguồn cung nguyên liệu. Gỗ nhập khẩu từ EU vào Việt Nam được sử dụng để chế biến phục vụ xuất khẩu và cả thị trường nội địa. Các mặt hàng gỗ Việt Nam nhập khẩu chính: Gỗ tròn, gỗ xẻ, vơ nia và gỗ dán. Trong giai đoạn 2012 - 2014, Việt Nam nhập một lượng gỗ tròn và xẻ tương đương với trên 1 triệu m3 gỗ quy tròn. Hiện kim ngạch gỗ nguyên liệu từ EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Dự báo nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ EU sẽ tăng nhiều hơn trong thời gian tới bởi nguyên liệu nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong ngành chế biến gỗ Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Doanh nghiệp ngành gỗ được lợi rất nhiều từ EVFTA
Cắt giảm thuế quan trong EVFTA mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp có mặt hàng chế biến - chế tạo. Doanh nghiệp ngành gỗ đa phần nằm trong nhóm được hưởng lợi ích này.
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - đã khẳng định những lợi ích chắc chắn mà EVFTA mang lại cho doanh nghiệp ngành gỗ. Theo phân tích của ông Quyền, gỗ nguyên liệu từ EU có chất lượng rất tốt, nguồn gốc rõ ràng. Với những thuận lợi từ EVFTA, doanh nghiệp Việt có thể tăng mua gỗ nguyên liệu từ thị trường này để sản xuất những sản phẩm chất lượng tốt hơn. Điều quan trọng là khi được miễn thuế, doanh nghiệp gỗ Việt sẽ được lợi ít nhất 10%. Doanh nghiệp cũng sẽ không phải mất tiền chi phí cho khảo sát, đánh giá cho việc cấp chứng chỉ về nguồn gốc gỗ.
Thêm nữa, máy móc thiết bị ngành gỗ nhập khẩu từ các nước thuộc EU sẽ được giảm giá. Lâu nay, thiết bị chế biến gỗ nhập khẩu từ khối EU có chất lượng tốt nhưng giá cao, lại phải chịu thuế tới 20-30%. Nay nhờ EVFTA, doanh nghiệp Việt có thể mua thiết bị với giá thấp hơn do được miễn thuế, thậm chí còn được trả chậm. Ông Quyền nêu ví dụ: Thiết bị Trung Quốc khoảng 1 triệu USD một dây chuyền sản xuất, 5 năm đã phải thay đổi, nhưng thiết bị của EU là 5 triệu USD, sản xuất ổn định khoảng 30 năm mới phải thay đổi.
Một điểm quan trọng nữa đối với DN chế biến xuất khẩu gỗ là nâng cao trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của các chủ DN. Khi đối tác mua sản phẩm của mình, họ sẽ đưa chuyên gia vào hướng dẫn kỹ thuật tại chỗ. Vì vậy, các ngành nói chung, ngành gỗ nói riêng sẽ có nhiều lợi ích từ FTA với EU.
VPA/FLEGT - Hiệp định bổ sung cần thiết cho EVFTA
Thị trường EU đòi hỏi rất cao về tính hợp pháp của nguồn gốc nguyên liệu. Khi thực hiện FTA Việt Nam - EU, chắc chắn sản phẩm gỗ Việt phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc hợp pháp và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sản phẩm. Đó là lý do vì sao Việt Nam và EU phải tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) - gọi tắt là VPA/FLEGT.
Theo kế hoạch, trong tháng 7/2016, tại Brussel, Bỉ sẽ diễn ra phiên đàm phán cấp cao thứ 7 về VPA/FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Qua sáu phiên đàm cấp cao trước, VPA/FLEGT đã đạt được những bước tiến quan trọng. Những vấn đề lớn, gai góc nhất đã đàm phán xong, như: Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) được triển khai không chỉ đối với thị trường EU mà cho cả thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu khác. Một nội dung khác đã đạt được thỏa thuận là cơ chế cấp phép FLEGT đối với gỗ xuất khẩu sang thị trường EU.
Cả EU và Việt Nam đều cam kết đấu tranh đẩy lùi nạn buôn bán sản phẩm gỗ trái phép, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hai bên cam kết kết thúc đàm phán vào cuối năm 2016. Trên tinh thần đó, hai bên đã xác định lộ trình thực hiện hiệp định sau khi được ký kết nhằm vận hành hệ thống cấp phép FLEGT trong thời gian sớm nhất.
VPA/FLEGT - Hiệp định Thương mại song phương được ký kết giữa EU với quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ - nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ ở tất cả các nguồn, được chế biến và xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường các nước thành viên EU là hợp pháp. Hiệp định này bổ sung cho Hiệp định Thương mại tự do FTA giữa EU và Việt Nam. Việc thực hiện VPA/FLEGT sẽ góp phần mở rộng thị trường EU và các thị trường xuất khẩu khác, tăng cường sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp và công nghiệp gỗ của Việt Nam; đồng thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tăng cường thực thi lâm luật và quản trị rừng.
Đến nay, đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang khối EU thực chất chỉ tập trung ở một số thị trường, từ đó được bán tiếp đi các nước thành viên khác nên kim ngạch còn hạn chế (khoảng 700-800 triệu USD/năm). Trong khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đồ gỗ của EU lên tới 85 tỷ USD/năm. Như vậy, dư địa thị trường còn rất lớn. Các chuyên gia ước tính khi EVFTA và VPA/FLEGT với EU được thực hiện, thị trường EU sẽ thực sự mở rộng với 28 nước thành viên và kim ngạch thương mại gỗ có thể lên tới hàng tỷ USD mỗi năm một cách bền vững. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Chủ tịch nước đánh cồng và tra hạt giống tại ngày hội Sắc Xuân
- ·Phó Thủ tướng: Kiều bào đóng góp cho quê hương từ tri thức đến nguồn lực
- ·Bộ Chính trị yêu cầu bảo vệ trẻ em trước thông tin không có lợi trên mạng
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Thủ tướng: Công nghệ, AI sẽ xoá tan khoảng cách Việt Nam và Romania
- ·Phòng, chống oan sai hiệu quả
- ·Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Energy China
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Chủ động phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Thủ tướng gặp nhiều lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề WEF Davos 2024
- ·Người trẻ phạm tội, vấn nạn đáng báo động
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng ứng dụng Podcast để tuyên truyền phá hoại
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Đổi mới, đa dạng hơn hình thức tuyên truyền pháp luật
- ·Chủ tịch nước đánh cồng và tra hạt giống tại ngày hội Sắc Xuân
- ·Ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Chủ tịch Quốc hội: Không để tình trạng 'đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng'