【hạng 2 colombia】Quảng Bình: Triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước
Do tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng phá rừng, nhiều khu vực miền núi khan hiếm nguồn nước vào mùa khô. |
Theo đó, Sở Tài nguyên và môi trường (TN-MT) đã chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng chuyên đề, tăng thời lượng phát thanh bằng các bản tin, phóng sự, tin, bài về Ngày Nước thế giới, làm nổi bật ý nghĩa nội dung thông điệp từ các sự kiện để nâng cao vai trò, giá trị của tài nguyên nước trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, chủ động ứng phó hiệu quả trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về mối liên hệ giữa các tác động của con người với thiên nhiên và nguyên nhân của dịch bệnh, đặc biệt đối với đại dịch Covid-19; khuyến khích các sáng kiến, ý tưởng xây dựng cộng đồng, nền kinh tế phát triển bền vũng, hòa nhập với thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng TN-MT huyện Quảng Trạch cho biết: Mặc dù không tổ chức các hoạt động ra quân hưởng ứng do phòng dịch Covid-19, nhưng Phòng TN-MT cũng hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị tổ chức treo băng rôn, áp phích ở các điểm dân cư, các tuyến đường có đông người qua lại. Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân về vai trò quan trọng của tài nguyên nước, về biến đổi khí hậu.
Ông Đinh Minh Tuấn, Trưởng phòng TN-MT huyện Minh Hóa chia sẻ: “Đối với huyện Minh Hóa, do kinh phí khó khăn nên ít khi tổ chức được các hoạt động rầm rộ. Tuy nhiên, vào những dịp thích hợp, lồng ghép, công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, về nguồn tài nguyên nước, tầm quan trọng của nước đối với sự sống cũng đã được các cấp, ngành, đơn vị quan tâm, nhất là lực lượng đoàn viên, thanh niên, hội viên phụ nữ".
Cũng theo ông Hoàng Minh Tuấn, trong nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm của UBND tỉnh và các cấp, ngành, đối với tài nguyên nước, Sở TN-MT Quảng Bình đã hoàn thành việc điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt và lập danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh, thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt theo thứ tự ưu tiên đối với các hồ chứa lớn, như: Phú Vinh, Rào Đá, An Mã, một số lưu vực sông: Gianh, Kiến Giang; thời gian tới, bổ sung kinh phí cắm mốc cho các hồ: Cẩm Ly, Vực Tròn…
Đối với UBND tỉnh, đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ điều kiện, tình hình thực tế hiện nay triển khai treo băng rôn, pano, áp phích tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan và các địa điểm thích hợp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các phương thức trực tuyến, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương, tăng thời lượng phát sóng các nội dung về giá trị của nước ngầm, thời tiết và khí hậu, công tác dự báo và cảnh báo phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Chỉ đạo phát động các phong trào trồng cây, trồng rừng, tích cực thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: trồng cây xanh chắn cát; chống xói lở bờ biển; ngăn ngừa xâm nhập mặn; trồng cây xanh tại khu vực trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp và các khu vực công cộng.
Huy động tối đa nguồn lực đầu tư, khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình, dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy và thu hút các dự án xanh, năng lượng tái tạo nhằm phục vụ tốt hơn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống dân sinh.
Có thể nói, sự vào cuộc và hưởng ứng tích cực của các sở, ngành, địa phương cùng người dân đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững nguồn nước, góp phần chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường,hiện có đến 80% nguồn nước mặt ở các kênh rạch, sông hồ của cả nước đang bị suy giảm chất lượng. Trong thời gian qua, Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hỗ trợ người dân tiếp cận nước sạch nhưng cũng chỉ mới có hơn 80% người dân được tiếp cận. Phần còn lại vẫn phải đang sử dụng nguồn nước suy giảm chất lượng, thậm chí là ô nhiễm các chất độc hại như arsen. Đặc biệt, nguồn nước ở hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị ô nhiễm. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Mất lái, xe tải tông gãy cột điện
- ·ĐBSCL suy thoái môi trường ở mức đáng báo động
- ·Phong trào khuyến học của dòng họ Hoàng
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Một hộ nghèo cần được giúp đỡ
- ·Phòng chống sốt rét phải từ cơ sở
- ·Cần 5 tỷ đồng để sửa chữa hầm đường bộ Hải Vân
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Khổ vì ô nhiễm môi trường
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·100 y, bác sĩ được tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết
- ·Các nhà hảo tâm VN tặng trường học cho Campuchia
- ·Bù Gia Mập vẫn là “vùng rốn” của sốt rét
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Bù Đốp đóng tàu thủy công suất 300 mã lực để bảo vệ rừng
- ·Nhà văn hóa thôn Phu Mang II chưa phát huy hiệu quả
- ·Nỗi bức xúc của các tiểu thương chợ Lộc Điền
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Những tuyệt chiêu chăm sóc cho da dầu vào mùa Hè