【cerezo đấu với sanfrecce】Tập trung quản lý nguồn thu đối với Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN
Đây là cơ sở quan trọng để có nguồn lực cho quá trình tái cơ cấu tại các TĐ, TCT.
Theo ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng Đổi mới sắp xếp và phát triển DN, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), dự thảo Thông tư được soạn thảo theo xu hướng sẽ tập trung quản lý các nguồn thu. Đáng chú ý, Thông tư sẽ có hướng dẫn về việc quy trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc để xảy ra tình trạng chậm nộp các khoản thu về Quỹ.
Hội đồng thành viên, HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc, kế toán trưởng, người đại diện vốn Nhà nước… tại DN, nếu để xảy ra tình trạng chậm nộp các khoản thu về Quỹ thì phải chịu trách nhiệm cá nhân. Cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp sẽ được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định tại quy chế giám sát, phân loại DN theo pháp luật hiện hành.
Cụ thể, ngoài nguồn thu như trước đây từ quá trình cổ phần hóa, từ các hình thức sắp xếp chuyển đổi khác như giao, bán, giải thể, phá sản, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN dự kiến sẽ có nguồn thu từ khoản lãi tiền gửi của Quỹ mở tại các ngân hàng thương mại, các khoản phạt chậm nộp và khoản tiền người lao động dôi dư đã nhận trợ cấp từ Quỹ hoàn trả lại sau khi được tái tuyển dụng.
DN có trách nhiệm nộp đầy đủ kịp thời về Quỹ hỗ trợ sắp xếp tại DN đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu. Việc xác định khoản tiền thu từ cổ phần hoá thực hiện theo các quy định của pháp luật về chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Trường hợp chậm nộp trong vòng 3 tháng, DN phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền vay ngắn hạn bình quân cho kỳ hạn 3 tháng của 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước.
Các DN không chấp hành nộp đầy đủ, kịp thời các khoản tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp tại DN thì Ban lãnh đạo DN được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Về các khoản chi, dự thảo Thông tư quy định Quỹ được chi cho: Hỗ trợ DN thành viên, công ty con của các DN thành viên là TCT hoặc Công ty mẹ được các công ty TNHHMTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ đầu tư 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu; giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật; Bổ sung vốn điều lệ cho các Công ty mẹ của TĐ, TCT, Công ty mẹ là DN 100% vốn sở hữu nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời được sử dụng Quỹ để điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN ban hành kèm theo Quyết định 21/2012/QĐ-TTg theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với chi bổ sung vốn điều lệ và điều chuyển Quỹ hỗ trợ sắp xếp tại DN của các TĐ, TCT, Công ty mẹ, dự thảo Thông tư quy định: Việc sử dụng nguồn Quỹ này để bổ sung vốn điều lệ cho các TĐ, TCT, Công ty mẹ chỉ được thực hiện sau khi đã đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ các DN thành viên, công ty con thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu giải quyết chính sách lao động dôi dư, thanh toán chi phí chuyển đổi và nợ bảo hiểm xã hội của người lao động và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Ngoài ra, phải tuân thủ theo các nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Kết thúc năm tài chính, trong phạm vi 45 ngày, các Công ty mẹ của TĐ kinh tế, TCT Nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con phải gửi báo cáo quyết toán Quỹ hỗ trợ sắp xếp tại DN về Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán phải phản ánh đầy đủ, trung thực số liệu về tình hình thu chi; tình hình công nợ phải thu, phải trả và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý Quỹ kèm theo xác nhận số dư tại DN của Ngân hàng thương mại. Trường hợp không báo cáo đầy đủ, kịp thời theo quy định, Ban lãnh đạo được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định tại quy chế giám sát và phân loại DN hiện hành.
"Công ty mẹ của các TĐ kinh tế, TCT nhà nước và các DN thuộc diện Nhà nước tiếp tục sở hữu 100% vốn điều lệ nhưng chưa được nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ thì được bổ sung một phần vốn điều lệ còn thiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, sau khi nhận được quyết định xuất Quỹ của Bộ Tài chính, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước có trách nhiệm thực hiện cấp kinh phí cho DN. 3 đối tượng được hỗ trợ khi sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp gồm: Người lao động bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc tại các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, các TĐ, TCT nhà nước...; Người lao động dôi dư phát sinh từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 tại các công ty CP được chuyển đổi; Các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc... ở công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các nông, lâm trường quốc doanh. (Theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN) |
Minh Anh
(责任编辑:La liga)
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Giữ sĩ số học sinh DTTS từ tấm lòng yêu nghề, mến trẻ
- ·Hơn 214 ngàn học sinh bước vào năm học mới
- ·Thực hiện đợt hoạt động cao điểm bảo đảm trật tự ATGT
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Cẩn thận với quảng cáo tuyển sinh dưới điểm sàn
- ·Nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm trái quy định
- ·Bình Phước có thêm 1 thủ khoa đại học
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Hè 2013 vui khỏe, an toàn và bổ ích
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Công bố cấu trúc đề thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 THPT
- ·Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài
- ·Thanh niên nông thôn sản xuất giỏi
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Vì sao trường THCS Tân Bình không nhận lại học trò?
- ·Tin hoạt động đoàn
- ·Thêm điều kiện để được xét tốt nghiệp đại học và cao đẳng
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·85% học sinh được giáo dục pháp luật về ATGT