【bologna – udinese】Kinh doanh chụp giật
- Anh đi đâu?ụpgiậbologna – udinese Công ty Becamex.
- 90 ngàn!
- Giá lộ trình dán trên xe 70 ngàn, mọi khi tôi đi cũng 70 ngàn, sao nay 90 ngàn?
- À, lễ nên tăng giá anh ơi.
- Tăng bao nhiêu phần trăm?
- Em không rõ. Công ty yêu cầu tăng giá hình như 30 phần trăm. Em chỉ nhớ Đồng Xoài - Thủ Dầu Một từ 70 lên 90 ngàn.
- Giá tăng bao nhiêu ngày?
- Trong những ngày lễ nhà nước cho nghỉ!
...
Đó là đoạn đối thoại của tôi và phụ xe chiếc xe khách biển số 93B-002.31 của Công ty TNHH vận tải Thành Công sáng thứ 7 ngày 27-4-2019. Trên xe ghi tuyến Bù Đăng - Bến xe miền Tây, còn tôi lên xe từ cổng Bến xe Thành Công, TP. Đồng Xoài, đi TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Xe đi đến thị trấn Phước Vĩnh của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương mới thu tiền. Tôi cũng như một số hành khách hỏi về việc tăng giá vé đều được trả lời tương tự. Và đến lúc đó ai cũng đành trả tiền vé với giá như phụ xe đưa ra. Bởi những ai lên sau như tôi cũng đã đi được nửa đường và một số hành khách lên trước đó cũng hờn trách “lễ nào mà họ chẳng tăng giá”...
Việc Công ty TNHH vận tải Thành Công có chủ trương tăng giá vé dịp lễ hay không, hay câu chuyện đã nêu chỉ là trường hợp cá biệt do tài xế và phụ xe lợi dụng có lẽ không quan trọng. Vấn đề là lâu nay cứ đến lễ, tết... xe khách tăng giá vé không phải chuyện mới và cũng không phải chưa được nhắc tới. Song dù hành khách hay dư luận có phản ứng như thế nào cũng như “nước đổ lá môn”. Và điều ấy như đã ngấm vào nếp nghĩ, vào thói quen kinh doanh của rất rất nhiều người. Đó là thói quen “đục nước béo cò”, tranh thủ lợi cho bản thân được càng nhiều càng tốt; là thói quen kinh doanh kiểu chụp giật, lợi ích của cộng đồng luôn đặt sau lợi ích của bản thân mình.
Lượng hành khách đi lại tăng lên lẽ ra giá vé phải giảm. Nhưng chủ xe, doanh nghiệp vận tải lại lấy lý do lượng khách tăng làm việc cực nhọc hơn nên phải tăng giá, ngày lễ lẽ ra người lao động cũng được nghỉ nhưng phải phục vụ nên tăng giá, khách “đi nhiều nhưng về ít” phải bù phí chuyến ngược lại nên tăng giá... Không khó nhận thấy đó chỉ là sự bao biện và chỉ có thể lợi dụng được ở những nơi vận tải hành khách chưa phát triển, ít sự lựa chọn đối với hành khách và quản lý của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ.
Kiểu kinh doanh như vậy không chỉ ở lĩnh vực vận tải hành khách mà còn thấy trong nhiều lĩnh vực khác. Đó không phải là kiểu kinh doanh của nơi văn minh, kiểu kinh doanh mang lại sự phồn thịnh cho xã hội, mà chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân người kinh doanh và người đứng sau hậu thuẫn cho sự kinh doanh chụp giật ấy.
Hưng Nguyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Xuân Quê hương Giáp Thìn 2024 tổ chức tại New York
- ·Bộ Ngoại giao thông tin vụ bốn khách Hàn Quốc tử vong ở Làng Cù Lần
- ·Tháo bỏ các điểm nghẽn để kinh tế tư nhân cất cánh
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Xuất khẩu cà phê tăng mạnh trên 17%
- ·3.200 tỷ làm đường kết nối, giảm ùn tắc nút giao Pháp Vân
- ·Nhất trí một số phương án sử dụng ngân sách năm 2020
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Smart Train hợp tác PwC thúc đẩy quản trị tài chính doanh nghiệp
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Tập trung quản lý thu ngân sách chặt chẽ đúng quy định
- ·Động đất kinh hoàng ở Maroc: Hơn 2.000 người đã thiệt mạng
- ·Cận cảnh bộ tem đặc biệt chào mừng Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Thủ tướng yêu cầu phát động phong trào “Tết trồng cây” ngay từ đầu năm
- ·Lần đầu giới thiệu ấn phẩm chữ Quốc ngữ cổ với công chúng Pháp
- ·3 tháng đầu năm, Kho bạc thanh toán trên 266.566 tỷ đồng vốn ngân sách
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Đến giữa tháng 10, xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu tại Lào Cai tăng hơn 378%