【u19 slovakia】Những sáng kiến tiêu biểu được ứng dụng hiệu quả
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “thi đua là yêu nước - yêu nước là phải thi đua”, những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã phát động trong toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và người lao động thực hiện các phong trào thi đua. Từ đó, có 36 mô hình, đề tài khoa học, sáng kiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi nhuận cho nông dân mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “thi đua là yêu nước - yêu nước là phải thi đua”, những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã phát động trong toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và người lao động thực hiện các phong trào thi đua. Từ đó, có 36 mô hình, đề tài khoa học, sáng kiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi nhuận cho nông dân mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Văn Thức cho biết: Xác định công tác thi đua góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của ngành, ngay từ hội nghị tổng kết năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm tiếp theo, Ban Giám đốc phối hợp với công đoàn phát động phong trào thi đua. Sau đó, các đơn vị trực thuộc gởi bản đăng ký các danh hiệu thi đua về cho Ban Giám đốc Sở chỉ đạo thực hiện.
Tăng năng suất
Trong lĩnh vực sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã vận động cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, xây dựng thực hiện mô hình cánh đồng lớn với diện tích 8.567 ha, có 7.390 hộ dân tham gia; nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật theo VietGAP, làm giảm chi phí bình quân 850.000 đồng/ha, năng suất tăng 0,62 tấn/ha, lợi nhuận tăng 2,3 triệu đồng/ha. Từ đó, nông dân sản xuất theo hướng tập thể, liên kết sản xuất cùng có lợi, tạo điều kiện cơ giới hoá sản xuất, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng (bìa trái) cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT kiểm tra công trình kè ngầm tạo bãi đê biển Tây. |
Qua 2 năm sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn, lúa ít sâu bệnh, giảm được chi phí đầu tư, lợi nhuận tăng nhiều so với sản xuất riêng lẻ trước đây. Ông Phạm Văn Thành, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết, lúc đầu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác lúa theo cánh đồng lớn và áp dụng quy trình kỹ thuật theo VietGAP ai cũng thấy bỡ ngỡ. Nhưng qua sản xuất, thực tế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ được môi trường sinh thái, sản xuất ngày càng bền vững hơn, nên dân ở đây ai cũng thực hiện.
Ngoài ra, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh còn tổ chức sản xuất giống cung cấp cho 60% diện tích gieo trồng giống lúa mới có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con nông dân trong tỉnh như: giống OM6162, OM4900, OM5472, OM6161, Tép hành CM phục tráng…. Từ đó, năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng qua các năm. Nếu như năm 2009, tổng sản lượng lúa đạt 503.445 tấn, thì nay đã tăng lên 554.716 tấn.
Nhiều đề tài được ứng dụng
Thời gian qua, Chi cục Thuỷ lợi thực hiện đề tài “Nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ kè tạo bãi phòng, chống sạt lở đê biển Tây” rất thành công. Công trình này được Sở Khoa học và Công nghệ khuyến cáo ứng dụng vào sản xuất, góp phần hạn chế sạt lở đê biển Tây, tạo bãi khôi phục rừng, tăng tính đa dạng sinh học cho vùng biển ven bờ, tạo môi trường cư trú cho nhiều loài thuỷ sản mới sinh.
Kỹ sư Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết: Qua khảo sát, thống kê từ năm 2009 đến nay, đê biển Tây xảy ra hiện tượng sạt lở quanh năm, có khoảng 80% chiều dài toàn bờ biển bị sạt lở sâu vào bên trong khoảng 20 m/năm, thậm chí có nơi lên đến 50 m/năm, tuỳ theo tác động trực tiếp của hướng sóng và gió. Hiện nay, đê biển Tây có khoảng 40.600 m bị sạt lở, trong đó có 4 điểm sạt lở nghiêm trọng, với chiều dài khoảng 17.000 m. Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng, Chi cục Thuỷ lợi nghiên cứu và thử nghiệm thành công công nghệ kè tạo bãi phòng, chống sạt lở đê biển Tây.
Kè được đóng bằng 2 hàng cừ bê-tông ly tâm cách nhau 2 m, cừ này cách cừ kia 0,15 m. Sau đó, bỏ đá hộc vào bên trong, sao cho sóng vừa tràn qua đỉnh kè, để giảm cường lực sóng và nước qua kẽ đá, mang theo phù sa bồi lắng để cây mắm mọc tái sinh, từng bước khôi phục lại rừng phòng hộ rất hiệu quả.
Hiện nay, tỉnh đang nhân rộng ứng dụng này để bảo vệ đê biển Ðông và biển Tây ở những nơi xung yếu như: xã Khánh Tiến, huyện U Minh; xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời; xã Tân Hải, huyện Phú Tân… với tổng chiều dài 8.260 m, chi phí đầu tư khoảng 25-27 triệu đồng/m dài. Ngoài ra, Chi cục Thuỷ lợi còn nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công trình thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn như công nghệ đập trụ đỡ đang được áp dụng rộng rãi trong xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm tiếp theo, Sở NN&PTNT tiếp tục chú trọng triển khai mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước nhằm phát hiện những điển hình người tốt, việc tốt, những mô hình hay, những cách làm mới, hiệu quả để kịp thời nêu gương và nhân rộng, nhằm tạo sức lan toả trong toàn tỉnh./.
Bài và ảnh: Trúc Ly
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Bù Đăng triển khai quy tắc ứng xử trong ngành y
- ·Về đích những công trình điện bức xúc
- ·Ông Bùi Văn Thắng tự bỏ hoang đất sản xuất
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Chia sẻ rủi ro với người lao động
- ·Thích ứng với tốc độ già hoá dân số
- ·Chi tiết bảng lương cán bộ, công chức, viên chức áp dụng từ ngày 1/7/2023
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Việc tử tế
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Mang tri thức đến mọi người
- ·Tận tâm với những mảnh đời bất hạnh
- ·Xu hướng sức khỏe lợi bất cập hại
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Mùa Vu lan nhắc nhở đạo làm con
- ·Hơn 600 đơn vị máu được tiếp nhận trong buổi sáng Hành trình Đỏ
- ·Phước An: Huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Đông Phất: Khu dân cư điển hình của đồng bào Xêtiêng