【zenit vs】Vẫn trình Quốc hội hai phương án về đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Tại kỳ họp thứ 8 cuối năm 2019,ẫntrìnhQuốchộihaiphươngánvềđầutưkinhdoanhdịchvụđòinợzenit vs khi thảo luận dự ánLuật Đầu tư (sửa đổi). nhiều đại biểu đề nghị không nên cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. |
Phục vụ phiên thảo luận cuối của Quốc hội trước khi thông qua, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) mới nhất vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Ý kiến vẫn khác nhau
Như Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn đã nhiều lần thông tin, qua nhiều vòng thảo luận, có cấm đầu tưkinh doanh dịch vụ đòi nợ như đề xuất của Chính phủ hay chỉ siết chặt điều kiện kinh doanh như phân tích của nhiều đại biểu vẫn chưa ngã ngũ.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật ngày 25/5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, do còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin trình hai phương án để Quốc hội xem xét, quyết định.
Phương án 1: giữ quy định như dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, theo đó cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Vì thời gian qua, mặc dù đã có quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng để biến tướng thành các băng nhóm xã hội, tội phạm nhằm cưỡng đoạt tài sản, gây áp lực đối với con nợ, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen, gây mất trật tự, an toàn xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với xã hội.
Phương án 2: tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” tại điểm h khoản 1 Điều 6 mà quy định tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệnnhư Luật hiện hành. Việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật. Để hạn chế tiêu cực phát sinh, đề nghị bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.
Cũng liên quan đến ngành, cấm đầu tư kinh doanh, Chính phủ đề bỏ phụ lục 1, 2, 3 và cho rằng quy định cứng tại phụ lục sẽ dẫn đến cứng nhắc và trong trường hợp cần thiết phải thay đổi thì lại phải sửa luật.
Tại dự thảo mới nhất, tiếp thu ý kiến đa số đại biểu, phụ lục 1, 2 và 3 vẫn được giữ như Luật Đầu tư hiện hành trên cơ sở rà soát quy định Danh mục ban hành kèm theo để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, vì đây là những nội dung liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân, cần phải được quy định trong luật theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
Đồng thời, tại Điều 8 đã quy định căn cứ điều kiện kinh tế- xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung theo thủ tục rút gọn.
Bổ sung quy định cấm đầu tư kinh doanh "bào thai"
Quá trình thảo luận, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung quy định cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ điều tra, thám tử tư, vật liệu nổ khác (ngoài pháo nổ), các ngành thải hóa chất độc hại ra môi trường, bào thai..., đồng thời đề nghị rà soát ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Bộ luật Hình sự, nhất là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như buôn lậu, kinh doanh hàng giả....
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, bổ sung quy định cấm đầu tư kinh doanh "bào thai" để phản ánh đầy đủ nội dung cấm của ngành, nghề “Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người” tại điểm đ khoản 1 Điều 6.
Đối với dịch vụ điều tra, theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đây là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam khác với điều tra hình sự là nhiệm vụ của cơ quan công an, tư pháp; theo quy định của Bộ luật Dân sự, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Do đó, cả người cung cấp thông tin và thám tử tư sử dụng thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của người khác để điều tra, theo dõi đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Còn một số hoạt động (như thải hóa chất độc hại ra môi trường, xâm phạm bí mật cá nhân, buôn lậu, kinh doanh hàng giả...) không phải là ngành, nghề kinh doanh mà là hành vi vi phạm pháp luật đã được quy định xử lý theo pháp luật hành chính, hình sự, dân sự.
Đồng thời, việc đề xuất cấm đầu tư kinh doanh đối với các hoạt động nêu trên chưa làm rõ mục tiêu, phạm vi, nội dung cấm và đánh giá đầy đủ về tác động của việc cấm đầu tư kinh doanh, do đó, chưa có đầy đủ cơ sở để cấm đầu tư kinh doanh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Người tiêu dùng cảnh giác trước quảng cáo sản phẩm Sâm Nhung Plus
- ·Hãng dược phẩm Kobayashi Nhật Bản bị thanh kiểm tra do có người tử vong khi dùng sản phẩm
- ·Trung Quốc nghiên cứu công nghệ sản xuất protein từ than đá có tính khả thi cao
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Lợi dụng các đơn hàng ảo trên sàn thương mại điện tử để trục lợi ưu đãi
- ·Học sinh ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cơm cuộn bán ở cổng trường chứa độc tố vi khuẩn
- ·CTCP nghiên cứu và phát triển Dược Phẩm TIPHARCO VINA sản xuất viên bổ thần kinh không phù hợp với t
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Cộng đồng mạng xôn xao săn vé concert có sự tham gia của Đen Vâu, Hà Anh Tuấn,...
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Tiêu hủy hơn 600 kg thịt không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Tiêu hủy hơn 18.800 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Nghệ An thu giữ gần 1.600 sản phẩm linh kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Nghệ An phát hiện 280kg tràng lợn đông lạnh đã bốc mùi, không có nhãn phụ tiếng Việt
- ·Thu hồi các sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots do có thể chứa các mảnh nhựa
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Không dùng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng