【nice vs psg】ILO: Chất lượng việc làm đang là một thách thức đối với Việt Nam
Đối thoại cấp cao của các diễn giả tại Diễn đàn Lao động năm 2019
TheấtlượngviệclagravemđanglagravemộtthaacutechthứcđốivớiViệnice vs psgo báo cáo của ILO, Việt Nam sở hữu dân số đặc biệt năng động với tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động đang ở mức hơn 70% đối với phụ nữ (so với mức trung bình 48% trên thế giới), và 81% với nam giới. Bên cạnh đó, việc làm trong ngành sản xuất đã và đang tăng với tốc độ rất cao tại Việt Nam, kể từ năm 2014 luôn ở mức cao hơn mức chung của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Việt Nam không cần thêm nhiều việc làm, nhưng cần thêm việc làm tốt hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp, tuy nhiên, chất lượng việc làm lại đang là một thách thức.
Thông điệp này được đưa ra tại Diễn đàn Lao động Việt Nam 2019 với chủ đề "Tương lai việc làm-Sự lựa chọn của Việt Nam" diễn ra vào ngày 27-11 tại Hà Nội. Diễn đàn do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức trong khuôn khổ năm kỷ niệm một thế kỷ thành lập của ILO. Diễn đàn sẽ trở thành sự kiện định kỳ hai năm một lần.
Vẫn thiếu lao động kỹ năng trung bình và cao
Theo báo cáo “Việc làm thỏa đáng và các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” của ILO được công bố tại Diễn đàn Lao động Việt Nam 2019, kinh tế Việt Nam đang tạo ra ngày càng nhiều việc làm cần kỹ năng trung bình và kỹ năng cao.
Báo cáo đã chỉ ra rằng tăng trưởng việc làm trung bình hàng năm của Việt Nam trong thập kỷ qua tập trung vào nhóm việc làm cần kỹ năng trung bình và cao.
Thống kê phân bổ việc làm theo mức kỹ năng của Việt Nam cho thấy, hơn một nửa (53%) số việc làm trên cả nước là việc làm cần kỹ năng trung bình, và 12% đòi hỏi kỹ năng cao. Số còn lại (36%) là việc làm kỹ năng thấp.
Bà Valentina Barcucci, chuyên gia kinh tế lao động của ILO Việt Nam cho biest: So sánh cơ cấu của Việt Nam với các quốc gia có thu nhập trung bình cao (nhóm Việt Nam mong muốn được gia nhập vào năm 2030) cho thấy những điểm khá thú vị.
“Các nước thu nhập trung bình cao có tỷ trọng việc làm kỹ năng thấp tương đồng với Việt Nam (32%) nhưng tỷ trọng việc làm kỹ năng trung bình lớn hơn (48%) và tỷ trọng việc làm kỹ năng cao lớn hơn rất nhiều (ở mức 20%), cao gần gấp đôi Việt Nam,” bà Valentina Barcucci cho hay.
Tại Việt Nam, việc làm dễ bị tổn thương đang trên đà giảm dần nhờ vào xu hướng công nghiệp hóa và tăng số lượng việc làm trong ngành sản xuất. Nhưng vào năm 2018, vẫn có tới 54% người lao động đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Nhóm việc làm này đặc thù là thường không có sự bảo vệ và thu nhập thường rất thấp.
Chính vì vậy mà các chuyên gia của ILO khuyến cáo: Tương lai việc làm của Việt Nam đang nằm chính trong quyết định lựa chọn của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động khi cải thiện kỹ năng nghề, mở rộng an sinh xã hội, xây dựng mối quan hệ lao động hiện đại.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng tương lai việc làm đó cần lấy con người làm trung tâm để đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, cải thiện chất lượng việc làm trong nhóm việc làm dễ bị tổn thương của thị trường lao động cần phải trở thành một ưu tiên của Chính phủ nếu Việt Nam muốn đạt được mục tiêu hiện đại hóa kinh tế xã hội.
Cần cơ cấu lại đào tạo nghề
Với lực lượng lao động 56 triệu người, Việt Nam trước mắt đang hưởng những thế mạnh của dân số trẻ. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh thừa nhận tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề có bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam mới chỉ chiếm 23%. Cơ cấu đào tạo nghề lại chưa hợp lý, chưa tương thích với cơ cấu của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thừa-thiếu lao động cục bộ trên thị trường lao động.
“Trong thời gian tới Chính phủ sẽ có những thay đổi quan trọng về chính sách giáo dục nghề nghiệp để sao cho có sự tham gia sâu hơn của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề, gắn việc học nghề với thực hành tại doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ động của cơ sở đào tạo nghề, bám sát nhu cầu của thị trường lao động,” Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho hay.
Tại diễn đàn, Tiến sỹ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam khẳng định: “Tương lai việc làm của Việt Nam nằm ở quyết định lựa chọn, và Việt Nam đang cho thấy sự lựa chọn của mình thông qua cải thiện kỹ năng lực lượng lao động, mở rộng độ bao phủ an sinh xã hội, và hiện đại hóa các thiết chế quan hệ lao động.”
Ông Chang-Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn Lao động năm 2019
Theo ông Chang-Hee Lee, những nhân tố thay đổi chính bao gồm cải tiến công nghệ với điển hình là Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hệ thống thương mại toàn cầu với độ kết nối ngày càng lớn, già hóa dân số và biến đổi khí hậu.
“Ngày nay, thế giới việc làm đang trải qua những thay đổi lớn với tốc độ ngày càng nhanh, tác động tới sinh kế của hàng triệu người nam và nữ, cả người sử dụng lao động và người lao động. Làm thế nào có thể xây dựng một tương lai việc làm tốt hơn trong thời kỳ chuyển đổi này, bằng cách tận dụng các cơ hội nó đem lại và chuẩn bị để đối mặt với những thách thức mới nổi, là một câu hỏi sống còn của thời đại chúng ta,” ông Chang-Hee Lee nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng nhận định Việt Nam đã thành công khi giữ được tốc độ tăng trưởng cao bền vững trong những năm qua dù bối cảnh quốc tế có nhiều biến động. Đây là kết quả của sự lựa chọn chiến lược của Việt Nam quyết định phát triển kinh tế thông qua hội nhập toàn cầu sâu rộng hơn kết hợp với những cải cách trong nước.
(责任编辑:La liga)
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Tạo đột phá trong nâng chất danh hiệu văn hóa
- ·Quyển sách hay cần giới thiệu với mọi người
- ·Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Những gương mặt điện ảnh đầy hứa hẹn
- ·Chuyển biến từ mô hình sinh đủ 2 con
- ·Thưởng ngoạn ở Hậu Giang
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Sở hữu trí tuệ
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10
- ·Đi chợ nổi Lok Baintan ở Indonesia
- ·Khởi công xây dựng Nhà thi đấu đa năng thị xã Long Mỹ
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở Hậu Giang đạt 99,5%, tăng so với năm trước
- ·Tập huấn chuyên môn cho 200 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non
- ·Trường Giang
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Dự báo năm thứ 3 liên tiếp không đạt chỉ tiêu điều trị nội trú