【kết quả scotland】Cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn về nhà ở cho một số đối tượng
Tiếng nói từ địa phương
Vừa qua, Bộ Tài chính đã tham gia Đoàn giám sát của Ban Dân nguyện - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải quyết kiến nghị cử tri về nhà ở đối với người có thu nhập thấp ở đô thị và công nhân ở các khu công nghiệp, nhà ở cho học sinh, sinh viên tại các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Gia Lai, Phú Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.
Qua thực tế khảo sát và báo cáo của các địa phương, cho thấy, một số tỉnh đã ban hành các văn bản liên quan đến việc giải quyết nhà ở xã hội tại địa bàn, và bước đầu đã triển khai các Dự án về nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Đó là: Mô hình nhà ở xã hội kết hợp với nhà ở thương mại chưa có quy định rõ ràng; Thu nhập của người dân đô thị rất khó tiếp cận được giá nhà xã hội cao tầng; thủ tục vay vốn phát triển nhà ở xã hội (gói 30.000 tỷ đồng); một số doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở công nhân ở các khu công nghiệp; một số chung cư thuộc sở hữu Nhà nước đã xuống cấp nhưng không đủ nguồn kinh phí để cải tạo sửa chữa...
Về chính sách, các địa phương đề nghị: Quốc hội sửa đổi Luật Nhà ở liên quan đến một số nội dung về bán nhà ở xã hội; quy mô số tầng nhà ở xã hội...; các cơ quan hữu quan tham mưu kịp thời cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển nhà ở xã hội, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản tại địa phương đang tồn đọng. Đồng thời, đề xuất trong dự án phát triển nhà ở xã hội cho phép 20-30% là quỹ nhà ở thương mại hoặc nhà dịch vụ để chủ đầu tư lựa chọn quỹ nhà bán hoặc kinh doanh tự trang trải nguồn hỗ đầu tư của Nhà nước.
Về nguồn vốn, các địa phương đề nghị ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hơn nữa giúp đỡ về nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, tạo điều kiện thêm cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận vay được vốn từ gói 30.000 tỷ đồng, bố trí nguồn vốn vay ưu đãi để khích lệ các thành phần đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê, tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp có nhà để ở.
Theo kiến nghị của một số địa phương nêu trên, Quỹ nhà ở công nhân thuê phải được đầu tư bằng 3 nguồn vốn (ngân sách Nhà nước hoặc vốn trái phiếu Chính phủ, vốn doanh nghiệp và nguồn vay ưu đãi của Chính phủ); đồng thời hỗ trợ vốn cho địa phương có nguồn thu ngân sách để tạo quỹ phát triển nhà ban đầu...
Nhiều giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn
Liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính cho biết đã trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở; trong đó Nhà nước đã dành các chính sách ưu đãi về tài chính đất đai, về thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) đối với các dự án đầu tư phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở đô thị và công nhân tại các khu công nghiệp, nhà ở cho học sinh, sinh viên. Như vậy theo Bộ Tài chính, đến nay, khung chính sách này đã tương đối đồng bộ và đầy đủ.
Ngoài ra, trong năm 2014, nhằm giảm bớt khó khăn về vấn đề nhà ở, ngày 22-4-2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 48/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc gia hạn nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
Theo đó, các chủ đầu tư dự án bất động sản được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư đã được bàn giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê, cho thuê mua theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản chưa nộp tiền sử dụng đất thì được gia hạn nộp tiền sử dụng đất. Chủ đầu tư dự án được xem xét gia hạn nộp tiền sử dụng đất trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày phải nộp tiền sử dụng đất theo thông báo lần đầu của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không bị tính tiền chậm nộp trong thời gian này.
Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân được xem xét gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (SHNN) trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày: Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc SHNN được ký kết (đối với trường hợp nộp đơn đề nghị mua nhà ở thuộc SHNN từ ngày 6-6-2013 và thực hiện cơ chế, giá bán, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 34/2013/NĐ-CP và trường hợp nộp đơn đề nghị mua nhà ở thuộc SHNN trước ngày 6-6-2013 nhưng Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc SHNN được ký kết sau ngày 6-6-2013 và được áp dụng cơ chế, giá bán nhà ở thuộc SHNN theo Nghị định số 61/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ)...
Theo Bộ Tài chính, đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân được xem xét gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không bị tính tiền chậm nộp trong thời gian được gia hạn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Chính thức "chốt" phương án nghỉ Tết Nguyên đán sớm
- ·Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán
- ·Cho vay tiêu dùng góp phần phát triển kinh tế
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·WEF ASEAN 2018: Hoạt động đối ngoại đa phương lớn nhất năm 2018
- ·Loại khỏi ngành những cá nhân tiếp tay buôn lậu
- ·Không chỉ là nghị lực
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Giảm nghèo bền vững là khuyến khích dân thoát nghèo
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Thu tiền tỷ từ trồng sầu riêng
- ·Những điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp THPT
- ·Đề xuất quy định khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Diễn đàn VEF
- ·Mãi mãi xứng danh Bộ đội Cụ Hồ
- ·Nhiều đối tượng được cấp bù, giảm 70% học phí
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Hiện vật “kể chuyện” tập kết