【león – santos laguna】Biến lợi ích thành động lực phát triển
BÀI CUỐI
VƯỢT THÁCH THỨC TỪ TƯ DUY ĐỔI MỚI
BPO - Những năm gần đây,ếnlợiiacutechthagravenhđộnglựcphaacutettriểleón – santos laguna tình hình thế giới và trong nước đầy biến động. Một trong những biến động bất ngờ đối với cả nhân loại là đại dịch Covid-19. Như một phép thử, đại dịch đẩy cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đứng trước sự lựa chọn mang tính chất quyết định. Cùng với cả nước, Bình Phước chấp nhận lùi một bước, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân. Từ tư duy đổi mới và tầm nhìn xa, đặt lợi ích, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết, luôn coi người dân là đối tượng thụ hưởng, Bình Phước đã vững vàng bước qua đại dịch, duy trì sự ổn định của nền kinh tế.
Để có thành công đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhưng chắc chắn chính những chủ trương, quyết sách vì dân đã hiệu triệu được trái tim của muôn dân dốc lòng, dốc sức, tạo thành động lực cùng hệ thống chính trị vững vàng bước qua đại dịch.
Sức khỏe người dân là trên hết, trước hết
Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay từ khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát ngày 30-3-2020: “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”, đã được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Phước thấu tỏ, vận dụng, triển khai thực hiện một cách linh hoạt, có hiệu quả. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đặc biệt là vận dụng rất hiệu quả phương châm “sức dân như nước”, thể hiện rõ sự đoàn kết thống nhất và tinh thần làm chủ của mỗi người dân trong phòng, chống đại dịch.
Vì đời sống nhân dân và “sức khỏe” nền kinh tế, Bình Phước đã ban hành những chính sách tạo động lực, quy tụ được sức mạnh của toàn dân. Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, trao đổi với Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia trong chuyến công tác tại Bình Phước - Ảnh: Trương Hiện
Sau hơn 1 năm giữ vững “vùng xanh”, ngày 30-6-2021, Bình Phước ghi nhận ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên. Như một phản xạ tự nhiên, vì sức khỏe, tính mạnh người dân là trên hết, trước hết, mọi nguy cơ đều được chốt chặt, khóa chặt. Hàng loạt chốt kiểm soát dịch, khu cách ly, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 được thành lập. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng được huy động lên tiền tuyến chống dịch. Không kể ngày nghỉ, lễ, tết, mưa nắng, đêm, ngày, các lực lượng sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng, công việc gia đình bám chốt làm nhiệm vụ với mục tiêu không để bất cứ ai, phương tiện nào vào tỉnh mà không được kiểm soát.
Tuy nhiên, biến thể Delta có tốc độ lây lan mạnh, nguy hiểm đã gây nhiều khó khăn cho tỉnh và đe dọa trực tiếp đến đời sống, sức khỏe và tính mạng của 1 triệu dân Bình Phước. Diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, khó lường với nguy cơ đe dọa đối với Bình Phước đến từ mọi phía.
Là địa bàn giáp ranh với tỉnh Bình Dương và cách TP. Hồ Chí Minh không xa - những vùng tâm dịch của cả nước, khi đó mỗi ngày, các tỉnh, thành này ghi nhận hàng ngàn ca dương tính với Covid-19 và các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia, dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát tốt, thì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vào Bình Phước là rất lớn.
Trước tình hình đó, kiên định mục tiêu quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, các kịch bản, phương án ứng phó với Covid-19 của tỉnh liên tục được thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình, diễn biến dịch. Lúc phòng thủ, khi tấn công, có thời điểm kết hợp giữa phòng thủ và tấn công để đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Bởi suy cho cùng, “không thể trông chờ một kết quả là loại bỏ hoàn toàn được vi rút ra khỏi cộng đồng rồi mới cho cuộc sống trở lại bình thường”, cũng như không thể mãi chạy theo dịch hay chỉ ngồi yên để chống dịch. Các kịch bản điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chung sống an toàn với dịch đã được xây dựng.
Bình Phước thực hiện phương châm: kiên quyết khóa chặt từ bên ngoài, kiểm soát tốt bên trong, khi xuất hiện ca nhiễm thì khoanh vùng chặt, truy vết nhanh, cách ly kịp thời. Chính sự chủ động, sáng tạo trong công tác phòng, chống dịch, nhất là việc tận dụng triệt để “thời gian vàng” thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giúp Bình Phước kiểm soát tốt dịch bệnh, hạn chế các ca lây nhiễm trong cộng đồng và các khu công nghiệp, bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa, chợ, siêu thị, trường học…
Mỗi người dân là chiến sĩ trên mặt trận chống dịch
Năm 2021, trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, tình hình dịch trong khu vực đang vô cùng căng thẳng, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, Bình Phước đã nhanh chóng đưa ra những quyết sách tạo động lực, niềm hứng khởi trong nhân dân, quy tụ được sức mạnh toàn dân, toàn diện, tất cả cho mục tiêu “chống dịch như chống giặc”. Đó là Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 5-8-2021 về sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch Covid-19. Nghị quyết là “kết tinh trí tuệ” của tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Nghị quyết đặt mục tiêu bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Công tác phòng, chống dịch luôn trong tư thế chủ động đi trước một bước, cao hơn một mức và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch…
Đại dịch xảy ra, toàn tỉnh Bình Phước đã thành lập hơn 900 tổ, nhóm phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng với hàng ngàn thành viên thuộc nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và các tầng lớp nhân dân tham gia. Các tổ, nhóm đã phát huy vai trò là “tai”, là “mắt”, là “cánh tay nối dài” của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, thành viên tình nguyện của các tổ, nhóm covid cộng đồng đã hỗ trợ đắc lực chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trong tuyên truyền, giám sát, cũng như điều tra truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng kiểm soát dịch. |
Trong gian khó mới thấy tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt vẫn bền bỉ như mạch nước ngầm không ngừng tuôn chảy. Với tinh thần ai có gì góp đó, vùng dịch ít hỗ trợ vùng dịch nhiều, ngoài hỗ trợ nhân dân trong tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh, các tầng lớp nhân dân ở Bình Phước còn góp sức người, sức của hỗ trợ nhân dân các vùng tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu, thiết bị y tế. Đã có hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên y tế ở Bình Phước tiên phong vào tâm dịch các tỉnh, thành phía Nam hỗ trợ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm… Trên tinh thần không ai đứng ngoài cuộc, không để ai bị bỏ lại phía sau, Bình Phước đã đoàn kết, vững vàng chuyển sang một kịch bản mới - chung sống an toàn với đại dịch, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân. Người dân cũng là người được hưởng những thành quả, quyền lợi trong bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng.
Với tư duy đổi mới và tầm nhìn xa, cùng sự chủ động bứt phá, biến lợi ích thành động lực phát triển, Bình Phước đã bước sang một giai đoạn mới, phát triển lên một tầm cao mới. Từ một địa phương được xem là “dự trữ phát triển” đang trở thành “động lực phát triển” cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Những phân tích, ví dụ sinh động từ tỉnh Bình Phước trong loạt bài viết này một lần nữa khẳng định phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” là chủ trương đúng, có tính kế thừa, phát triển ngày càng sâu sắc, khơi dậy được sức mạnh và nguồn lực to lớn của nhân dân trong quá trình đưa chủ trương, đường lối, quyết sách của Đảng vào cuộc sống. Khi “lòng Dân” và “ý Đảng” hội tụ thực sự là động lực và sức mạnh để cả dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đó cũng chính là động lực quan trọng để hiện thực hóa định hướng và tầm nhìn với khát vọng đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
“Từng đồng chí trong cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở được phân công phụ trách công tác phòng, chống dịch ở từng địa bàn cụ thể. Địa phương nào để xảy ra lây lan dịch bệnh do lỗi chủ quan trong công tác phòng, chống dịch, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng tinh thần ấy đã lan tỏa mạnh mẽ, tạo cảm hứng, hiệu triệu toàn dân vào cuộc đấu tranh với giặc dịch”. Bà Nguyễn Thị Lương, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 2, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·iPhone 5 không “phổ cập” thiết kế hoàn toàn mới?
- ·Dành ngân sách để chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- ·Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tăng nhiệt trước khi rét đậm
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Quy định về kinh phí cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật
- ·Gần 3.000 học sinh Hà Nội tham gia Ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp, việc làm
- ·TP. Hồ Chí Minh cần hàng chục nghìn lao động thời vụ tháng giáp Tết
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã xuất cấp hơn 120.000 tấn gạo trong năm 2018
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Gần 100 tỷ đồng đền bù, giải phóng mặt bằng mở rộng sân bay Phú Bài
- ·Thời tiết đêm 2/12: Nhiều khu vực có mưa dông, biển động
- ·Các nước AU chính thức ra mắt Khu vực Thương mại tự do châu Phi
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Nâng cao quan hệ hợp tác Bộ Tài chính và ADB
- ·“Người hùng” Steve Jobs nói lời chia tay Apple
- ·Huy động thành công 10.000 tỷ đồng TPCP
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Thời tiết ngày 30/11: Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C