【busan ipark】Cần cơ chế tài chính thuận lợi cho khám chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở
Ngày 6/7,ầncơchếtàichínhthuậnlợichokhámchữabệnhBHYTtuyếncơsởbusan ipark tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến “Nâng cao chất lượng KCB BHYT tuyến y tế cơ sở”.
Nhiều hạn chế trong KCB BHYT tuyến y tế cơ sở
Ông Lê Văn Khảm - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, hệ thống y tế cơ sở ngoài khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi chuyên môn, bị hạn chế bởi các quy định từ chính sách BHYT, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế và quyền lợi của người bệnh.
Quỹ KCB BHYT giao cho trạm y tế thấp (không quá 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú, quy định tại Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC) không đủ để chi cho KCB BHYT, dẫn đến một số loại bệnh trạm y tế xã có khả năng điều trị, cấp thuốc nhưng phải chuyển lên tuyến trên, gây nên tình trạng quá tải ở tuyến trên, tốn kém chi phí và không thuận lợi cho người bệnh, nhất là người cao tuổi mắc bệnh không lây nhiễm.
Với mức chi bình quân lượt KCB BHYT tại tuyến năm 2015: 41.918 đồng/lượt khám; năm 2016: 52.855 đồng/lượt khám và năm 2017: 75.797 đồng/lượt khám, quy định này cũng làm hạn chế phạm vi và phát triển chuyên môn kỹ thuật của trạm y tế xã.
Hiện tại, việc hợp đồng với cơ quan BHXH để tổ chức KCB BHYT tại trạm y tế xã được giao cho bệnh viện huyện (ở nơi đã tách bệnh viện huyện), dẫn đến khó khăn trong quản lý, cung ứng và thanh toán chi phí KCB BHYT. Đồng thời, bệnh viện không quản lý nhân lực trạm y tế nên khó khăn trong điều chuyển nhân lực, chỉ đạo thực hiện KCB BHYT để phù hợp với yêu cầu của mô hình bệnh tật và nhu cầu KCB của người dân.
Theo ông Khảm, việc quy định thông tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tuy nhiên quy định này dẫn đến tình trạng người bệnh đến KCB tại trạm y tế xã có xu hướng giảm. Năm 2014 tỷ trọng số lượt KCB BHYT tại tuyến xã trong tổng số lượt KCB BHYT là 28,3%. Từ năm 2015 (thực hiện thông tuyến), tỷ trọng này giảm còn 26%; năm 2016: 21,9% và năm 2017: 19,9%; 6 tháng đầu năm 2018: 18,5%. Với tình trạng này, nếu trạm y tế xã không được đầu tư tốt, người dân sẽ lên tuyến trên để điều trị và trạm y tế sẽ không phát triển được.
Đề xuất bỏ khống chế tỷ lệ 20% quỹ KCB ngoại trú cho tuyến xã
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, kinh nghiệm thế giới cho thấy, đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu có hiệu quả hơn nhiều lần so với việc đầu tư cho kỹ thuật cao ở tuyến trên. Các nước trên thế giới đã sử dụng các nguồn tài chính khác nhau, trong đó có nguồn tài chính từ BHYT cho chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở.
Toàn cảnh hội nghị. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nguồn kinh phí từ quỹ BHYT cho trạm y tế tuyến xã chưa đảm bảo. Thực tế cho thấy, số lượt KCB tại tuyến y tế cơ sở chiếm trên 70% tổng số lượt KCB BHYT, trong khi chi phí KCB BHYT chỉ chiếm khoảng 30% tổng chi phí. Ngược lại số lượt KCB tại tuyến tỉnh, tuyến Trung ương chiếm chưa đến 30% tổng số lượt, nhưng chi phí lại chiếm gần 70% tổng chi phí.
“Để tăng cường KCB BHYT tại tuyến y tế cơ sở, khắc phục những bất cập hiện nay, cần chú trọng đổi mới cơ chế chi trả KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã. Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 105/2014/NÐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, trong đó bỏ quy định khống chế tỷ lệ 20% quỹ KCB ngoại trú cho tuyến xã. Đồng thời triển khai thực hiện phương thức thanh toán theo định suất tại y tế cơ sở để đảm bảo tăng cường hiệu quả sử dụng quỹ BHYT” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Còn theo ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam), để tăng cường hiệu quả công tác KCB tại y tế cơ sở, cần có cơ chế tài chính linh hoạt đối với cơ sở y tế này.
Theo đó, kinh phí KCB BHYT hiện được xác định bằng 10 - 20% quỹ KCB BHYT của số thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại trạm y tế xã, khó đáp ứng được yêu cầu đối với các trạm y tế xã có nguồn nhân lực tốt, người bệnh đến khám đông hoặc thực hiện quản lý bệnh mạn tính (như tiểu đường, tăng huyết áp). Chính vì vậy, cần có cơ chế tài chính phù hợp với từng trạm y tế xã theo năng lực cung cấp dịch vụ y tế, số lượng người bệnh BHYT đến KCB.
Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế tài chính nhằm hạn chế người bệnh lựa chọn các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương để KCB các bệnh thông thường (có danh mục). Ví dụ, tăng mức đồng chi trả đối với người bệnh; giảm giá thanh toán đối với các bệnh viện tuyến trên khi KCB thông thường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác KCB BHYT tại y tế cơ sở về chuyên môn cũng như sử dụng quỹ KCB BHYT và xử lý nghiêm đối với tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT./.
Văn Nam
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Lawmakers concerned over forest losses in light of central floods
- ·VNA opens exhibition room in central Việt Nam
- ·Belgium Consulate in HCM City inaugurated
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Security measures for upcoming ASEAN Summit deployed early: Public security official
- ·Council of ASEAN Chief Justices holds online meeting
- ·ASEAN People’s Forum wraps up
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·UK’s former PM ready to help Việt Nam attract high
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·ASEAN, India reaffirm ties in 21st century
- ·HCM City to abolish People’s Councils at district and ward levels next year
- ·37th ASEAN Summit and related summits begin
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·UK’s former PM ready to help Việt Nam attract high
- ·Humane treatment of fishermen “priority area of cooperation” between China and ASEAN: official
- ·Deputies call for greater access to information on HIV
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Russian ambassador hails ties with ASEAN under Việt Nam’s chairmanship