【ket qua ngoai hang trung quoc】Thu hút nhân tài để thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0
Công chức,útnhântàiđểthựchiệncáchmạngcôngnghiệket qua ngoai hang trung quoc viên chức là công bộc của nhân dân. Điều này không sai, nhưng thưa bà, Nhà nước phải trả mức thu nhập xứng đáng, thậm chí là mức đãi ngộ xứng đáng mới có thể thu hút được người thực sự có tài năng vào làm việc?
Tôi có thể lấy ví dụ về mối quan hệ giữa thu nhập và cống hiến. Ở Trường đại học Bách khoa Hà Nội có một phó giáo sư, tiến sỹ tuổi đời còn khá trẻ, được đào tạo bài bản ở nước ngoài và được đánh giá là người có thực tài. Là đơn vị tự chủ về tài chính, mặc dù đã vận dụng tất cả cơ chế, chính sách linh hoạt để trả thu nhập cho người này, nhưng Trường đại học Bách khoa cũng chỉ có thể trả lương 15 - 18 triệu đồng/tháng. Vì vậy, dù rất muốn được tiếp tục đứng trên bục giảng để truyền đạt kiến thức cho sinh viên, nhưng người này vẫn xin nghỉ việc và đi làm cho một tập đoàn kinh tếvới mức thu nhập cao gấp 9 - 10 lần, chưa kể các đãi ngộ khác.
Tôi còn nhớ, cách đây gần chục năm, khi thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải “đau đầu” vì không biết trả lương cho GS. Ngô Bảo Châu bao nhiêu cho xứng đáng với tài năng toán học đặc biệt này, vì nguồn kinh phí chính cho các hoạt động của Viện có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Cuối cùng, lãnh đạo 2 bộ quyết định trả thu nhập “vượt khung” cho GS. Ngô Bảo Châu… đâu đó vào khoảng 5 triệu đồng/tháng (năm 2010). Chúng ta đều biết, GS. Ngô Bảo Châu vẫn làm Giám đốc khoa học cho Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, nhưng ông làm việc không phải vì thu nhập hay chế độ đãi ngộ, vì ông có thu nhập chính ở Đại học Chicago (Hoa Kỳ).
Khi còn là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, với học hàm phó giáo sư, học vị tiến sỹ, nhưng mức lương của tôi cũng chỉ vào khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Các đồng nghiệp của tôi đang giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu hiện có thu nhập cũng cỡ này, không bằng 1/3 thu nhập của sinh viên bình thường mới ra trường, chứ chưa nói gì đến sinh viên tài năng. Với mức thu nhập không tương xứng, nên việc thu hút người tài, giữ chân người tài làm việc cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công quả là rất khó.
Để thu hút nhân tài vào hệ thống nhà nước cần chế độ đãi ngộ cao và các điều kiện làm việc tốt (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: Đức Thanh |
Bà đánh giá thế nào về hiện tượng nhiều cán bộ, nhất là trong ngành y tế, không phải là người có tài năng thực sự, mà chỉ là người có nhiều kinh nghiệm, cũng đang rời bỏ khu vực nhà nước?
Có một thực tế là người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm, thậm chí là lãnh đạo cấp khoa, phòng ở các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực y tế, giáo dục, đang rời bỏ khu vực công lập để chuyển sang khu vực tư vì thu nhập ở bệnh viện, phòng khám tư nhân, cơ sở giáo dục tư thục, dân lập cao hơn rất nhiều khu vực công. Không thể trách những cán bộ, công chức, viên chức này, vì ai cũng muốn có thu nhập cao hơn, được cống hiến nhiều hơn, được làm việc trong môi trường tốt hơn. Đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, ở nông thôn, tỉnh lẻ, có điều kiện chuyển về làm việc ở đô thị, làm việc ở nơi có thu nhập cao hơn, chắc là không ai từ chối.
Nhiều người cho rằng, công chức, viên chức rời bỏ khu vực nhà nước sang làm việc cho khu vực tư chẳng mất gì cả, vì họ vẫn tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức cho xã hội. Điều này không sai, nhưng đặt vấn đề ngược lại là tất cả những người có tài năng, kinh nghiệm, trình độ, chuyển sang làm việc cho khu vực tư thì ai khám chữa bệnh, dạy học cho người không có tiềm lực tài chính, người sống ở nông thôn, sống ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức dự kiến được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (sẽ khai mạc ngày 21/10/2019) đã bổ sung chính sách đối với người có tài năng, thưa bà?
Luật hiện hành cũng có quy định Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng, nhưng chỉ quy định chung chung, chưa cụ thể nên chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài chưa phát huy hiệu quả. Dự luật mới quy định cụ thể hơn về nội dung này, bên cạnh khẳng định, Nhà nước có chính sách trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng (có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn đặc biệt mà ít người đạt được) và giao Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng và chế độ đãi ngộ cụ thể.
Để tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động trong việc thu hút, tuyển dụng, giữ chân người có tài năng, dự kiến cho phép UBND cấp tỉnh quyết định chế độ trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng áp dụng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do tỉnh quản lý; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định chế độ trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng áp dụng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Theo bà, khi ban hành luật mới, liệu có thu hút được những người tài năng vào làm việc cho cơ quan nhà nước hay không?
Chúng ta thường nói đến cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế chia sẻ, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia… Ai là người có vai trò quan trọng nhất để quyết định sự thành công của tất cả những vấn đề trên nếu không phải là những người được giao trọng trách hoạch định chính sách phát triển - đó là đội ngũ công chức, viên chức.
Quan điểm của Bác Hồ về công tác cán bộ đã nói rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”. Mặc dù chúng ta đang bước vào cách mạng công nghiệp 4.0, sống trong “thế giới phẳng”, toàn cầu hóa, nhưng quan điểm về công tác cán bộ của Bác vẫn còn nguyên giá trị.
Phải thừa nhận rằng, dù cả xã hội, tổ chức, doanh nghiệpđều muốn cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh kinh tế số… nhưng nếu cán bộ, công chức, viên chức - những người hoạch định chính sách, thi hành chính sách và giám sát chính sách trì trệ, thiếu năng lực, phẩm chất đạo đức không thực sự trong sáng thì mọi mong muốn không thể thực hiện được.
Muốn thu hút được người có tài năng cần nhiều điều kiện, trong đó có điều kiện vô cùng quan trọng, đó là phải trả thu nhập, đãi ngộ xứng đáng cho họ. Dự thảo luật sửa đổi liên quan đến công chức, viên chức đã mở đường cho các đơn vị tìm người có thực tài vào làm việc. Tuy nhiên, để áp dụng cần phải có thời gian.
Dự kiến, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Từ nay đến lúc đó không đủ thời gian hay sao, thưa bà?
Thực ra còn nhiều quy định khác ràng buộc. Lấy ví dụ tôi là người có quyền tuyển dụng, đãi ngộ người có tài năng vào làm việc. Nhưng người có thực tài khi tuyển vào cũng chỉ là nhân viên mới, chưa có thâm niên, chưa có kinh nghiệm, chưa thi chuyên viên chính, chưa có bằng lý luận chính trị, chưa phải là đảng viên… nói chung là thiếu mọi thứ theo tiêu chuẩn, thì tôi có quyền bổ nhiệm người có tài năng này vào làm vị trí lãnh đạo (dù chỉ cấp trưởng, phó phòng) các công chức, viên chức khác có đầy đủ các tiêu chuẩn đang làm việc ở cơ quan, đơn vị không? Chắc là không được, vì vướng hàng loạt quy định khác.
Chưa kể, với cơ chế lương, phụ cấp theo thâm niên, ngạch bậc thì tôi làm gì có tiền để “đãi ngộ xứng đáng”, trả thu nhập xứng đáng, nếu có cũng chỉ hỗ trợ được một thời gian như một số địa phương đã áp dụng, hết thời gian đãi ngộ, liệu người có thực tài có tiếp tục làm việc, cống hiến không. Với cơ chế này thì ngay cả đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ 100% về chi thường xuyên và chi đầu tưcũng khó lòng áp dụng được, vì chi trả thu nhập cho người lao động vẫn phải phụ thuộc vào quy chế chi tiêu nội bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Vì vậy, luật có hiệu lực chỉ mở đường, còn thực sự thu hút được người tài vào làm việc thì cần phải có lộ trình để thực hiện các cơ chế, chính sách về tiền lương mới; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập… theo quan điểm chỉ đạo của Đảng được ban hành tại nhiều nghị quyết gần đây.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Khởi tố 9 thanh, thiếu niên ở Lai Châu về hành vi giết người
- ·Ngày đầu xét xử vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết ở Bình Dương
- ·Chồng và em trai Trương Mỹ Lan được tòa tuyên hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Cháy quán karaoke An Phú, 32 người chết: Cựu đội phó CA bị đề nghị 7
- ·Bắt quả tang cán bộ cơ sở cai nghiện ma túy ở Hà Nội đánh bạc
- ·Chiếm đoạt hơn 50 tỷ, nguyên phó giám đốc chi nhánh ngân hàng ở Quảng Nam bị bắt
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Khởi tố 9 thanh, thiếu niên ở Lai Châu về hành vi giết người
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Cựu Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến lĩnh 4,5 năm tù
- ·Bắt đôi nam nữ liên quan vụ giả danh công an lừa chạy án
- ·Bắt 'ma men' lái ô tô tông chết một học sinh ở Quảng Nam
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·Truy tố 17 bị can trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2
- ·Ăn chặn tiền từ thiện trong bão lũ sẽ bị phạt thế nào?
- ·Cháy karaoke An Phú, 32 người chết ở Bình Dương: Chủ quán lĩnh 8 năm tù
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Mua xe máy bị trộm cắp rồi mang lên mạng bán kiếm lời