【ty le keonhacai】H5N1 bùng phát ở Nam Định, 70 người bị giám sát chặt chẽ
Từ đầu năm 2017 đến nay,ùngphátởNamĐịnhngườibịgiámsátchặtchẽty le keonhacai dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát ở 8 hộ chăn nuôi của 3 xã thuộc huyện Vụ Bản và Trực Ninh với tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên tới trên 9.100 con, tỉnh Nam Định đã tăng cường công tác phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người.
Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có công văn gửi các địa phương, đơn vị, phòng y tế các huyện, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Đặc biệt, lưu ý các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết để báo cho Trung tâm y tế huyện, thành phố, Trung tâm y tế dự phòng lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp các ly, điều trị, phòng chống dịch bệnh.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thú y thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm để nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định an toàn về phòng chống dịch; chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xây dựng kế hoạch xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra. Các địa phương chú trọng công tác truyền thông, giáo dục phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng.
Bác sỹ Lại Tuấn Anh, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định cho biết: Ngay khi nhận được thông tin trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm A/H5N1, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã cử cán bộ xuống vùng dịch cùng với các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp khoanh vùng dập dịch và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp an toàn phòng ngừa dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người. Tất cả những người ở các hộ có gia cầm ốm, chết và những người thực hiện nhiệm vụ trong vùng dịch, tham gia tiêu hủy gia cầm đều được lập danh sách theo dõi, báo cáo sức khỏe hàng ngày.
Nhằm kiểm soát dịch cúm gia cầm, phòng ngừa lây lan, nâng cao ý thức tự phòng trong cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định đã có công văn đề nghị các địa phương, Trung tâm y tế các huyện, thành phố, Trạm y tế phối hợp với Ban Thú y 229 xã, phường, thị trấn trong tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình cúm gia cầm trên địa bàn để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Đến thời điểm này, tại Nam Định chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm cúm liên quan đến gia cầm. Tuy nhiên, để chủ động phòng, chống dịch, ngành y tế Nam Định yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để ứng phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra.
Theo đó, nếu phát hiện những trường hợp nghi ngờ cao liên quan đến gia cầm ốm, chết, xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao liên tục trên 39 độ C; đau đầu, đau mỏi cơ, đặc biệt là đau tăng khi ho; ho, đau họng; đau nhức cơ bắp. Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở…sẽ được đưa vào phòng cách ly ở các khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện trong tỉnh, sau đó được chuyển lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp điều trị.
Hiện Nam Định còn 5 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại các hộ chăn nuôi ở xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh chưa qua 21 ngày, địa phương đang nỗ lực khoanh vùng dập dịch. Đối với 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch đã được các cơ sở y tế lập danh sách theo dõi tình hình sức khỏe theo quy định. Đến nay, những người này vẫn khỏe mạnh bình thường.
Bác sỹ Lại Tuấn Anh khuyến cáo, bệnh cúm gia cầm lây sang người A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A/H5N1 gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh; tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1; ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Bệnh thường diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh cho người.
Do đó, để phòng chống dịch, bệnh cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, người dân tuyệt đối không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Cùng với đó, không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y trên địa bàn xử lý. Nếu thấy có các biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở liên quan đến gia cầm thì đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.
Theo Vietnam+
(责任编辑:La liga)
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Năm 2022, sẽ quản trị doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế kinh tế thị trường
- ·Lập trường ở Biển Đông trong cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc
- ·Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Bầu bổ sung 3 Ủy viên UBND tỉnh Nghệ An
- ·Nhà báo Lê Quốc Minh giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
- ·Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Làm một vụ việc nhưng cảnh tỉnh cả một vùng
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Huyện Vị Thủy: 605 thanh niên đủ điều kiện khám sức khỏe Nghĩa vụ quân sự năm 2025
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Số ca F0 tăng nhanh tại nhiều địa phương
- ·Từ 6 giờ ngày 14/10, Hà Nội cho phép nhà hàng, quán ăn, xe buýt, taxi hoạt động trở lại
- ·Bàn giao tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông trước ngày 10/11
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Ngành Tài chính đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế năm 2021
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Malaysia tại Việt Nam
- ·Thực tập chữa cháy quy mô lớn ở khu dân cư
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Thực tập phương án chữa cháy tại Ngân hàng nhà nước