【lịch thi đấu bundesliga 2024】Việt Nam đã cần gói kích thích kinh tế?
Giờ không phải là lúc bàn xem dịch nCoV có ảnh hưởng tới kinh tếhay không,ệtNamđãcầngóikíchthíchkinhtếlịch thi đấu bundesliga 2024 bởi điều này là chắc chắn, mà quan trọng là đưa ra kịch bản ứng phó. Ảnh: Đức Thanh |
Thế giới bắt đầu “bơm tiền” cứu kinh tế
Dịch bệnh nCoV tiếp tục diễn biến khó lường. Tính đến sáng 11/2, đã có 1.018 người chết vì dịch bệnh này, vượt xa con số 813 ca tử vong vì đại dịch SARS năm 2003.
Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, kinh tế đình trệ, Ngân hàngNhân dân Trung Quốc đã cho biết, sẽ “bơm” 1.200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 173 tỷ USD) vào nền kinh tế trong bối cảnh ngân hàng này muốn tăng cường hỗ trợ cuộc chiến chống lại chủng virus Corona mới, vốn có nguy cơ tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, Ủy ban Quản lý, Giám sát ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc cũng khuyến khích thông qua các hình thức hạ thấp lãi suất cho vay, hoàn thiện chính sách tiếp tục cho vay, tăng cường cho vay tín dụng, cho vay trung và dài hạn để các doanh nghiệpliên quan chiến thắng ảnh hưởng của thảm họa dịch bệnh.
Thông tin cho biết, Malaysia cũng đang cân nhắc về việc đưa ra gói kích thích kinh tế, cũng như sẵn sàng triển khai các biện pháp đối phó.
Không quá khó hiểu vì sao các nước, đặc biệt là Trung Quốc sớm đưa ra các gói kích thích kinh tế như vậy. Bởi hầu hết các dự báo đều cho rằng, tình hình dịch bệnh nCoV khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới kinh tế Trung Quốc và tới kinh tế toàn cầu.
Mặc dù khá thận trọng khi cho rằng, còn khá sớm để đánh giá tác động của dịch nCoV tới kinh tế toàn cầu trong cả năm 2020, nhưng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thừa nhận: “Quý I sẽ giảm sút nghiêm trọng”.
Theo IMF, năm 2003, đại dịch SARS gây thiệt hại khoảng 40 tỷ USD, nhưng khi đó, nền kinh tế Trung Quốc mới chỉ chiếm 4% GDP toàn cầu. Còn hiện tại, Trung Quốc đã đóng góp tới 18% GDP toàn cầu, do đó, đại dịch nCoV có thể gây ra những tác động lớn hơn gấp 3-4 lần.
Dự báo, dịch bệnh có thể khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc, vốn đang trên đà giảm tốc, sẽ giảm từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm trong năm 2020; riêng trong quý I có thể giảm 2 điểm phần trăm
“Là một nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khá nặng nề”, chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân đã nói như vậy với phóng viên Báo Đầu tư.
Đồng tình với 2 kịch bản dự báo tác động của dịch nCoV tới kinh tế Việt Nam mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra (nếu dịch bệnh kéo dài hết quý I, tăng trưởng GDP cả năm sẽ giảm xuống chỉ còn 6,27%, nếu dịch bệnh kéo dài hết quý II, con số chỉ là 6,09%), ông Lê Đình Ân cho rằng, giờ không phải là lúc bàn xem có ảnh hưởng hay không, bởi điều này là chắc chắn, mà quan trọng là đưa ra kịch bản ứng phó.
“Chúng ta đã nói quá nhiều về chuyện phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Bây giờ thì đã thấm thía về chuyện phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường là như thế nào. Thêm vào đó, nếu chúng ta phát triển công nghiệp phụ trợ tốt thì cũng không bị ảnh hưởng nhiều như hiện nay”, ông Lê Đình Ân nói và khẳng định, đây là những vấn đề cần giải quyết trong trung và dài hạn, còn trước mắt, cần các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất.
Việt Nam đã cần gói cứu trợ?
Dù cho rằng, trong ngắn hạn, cần có các giải pháp hỗ trợ tức thời để tổ chức lại sản xuất, tiêu dùng, như khoanh nợ, miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp, các đối tượng bị ảnh hưởng, song theo ông Lê Đình Ân, Việt Nam chưa cần thiết phải có gói kích thích kinh tế.
“Khi kinh tế đình trệ, mới cần gói kích thích, còn khó khăn hiện nay chỉ là nhất thời. Hơn nữa, nhiều điểm nghẽn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không giải quyết được bằng chuyện kích cầu. Đình trệ đầu tưđâu phải vì thiếu gói kích thích kinh tế, giải ngân đầu tư công chậm cũng thế, vấn đề nằm ở khâu thực thi chính sách cụ thể”, ông Ân nêu quan điểm.
Cùng quan điểm, chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh cho rằng, chưa nên đặt vấn đề có gói kích thích kinh tế, bởi như thế là “hơi quá”, mà chỉ cần các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất, như miễn, hoãn, giảm thuế.
“Cần hết sức cân nhắc và phải dựa trên các bài học về các gói kích thích, các chương trình hỗ trợ đã ban hành trong quá khứ khi tính đến việc tung ra một gói kích thích kinh tế trong bối cảnh hiện nay”, ông Trần Hoàng Ngân, chuyên gia kinh tế bày tỏ quan điểm như vậy.
Theo ông Ngân, một gói kích thích kinh tế có thể là cần thiết, nhưng cần đúng đối tượng, trúng vấn đề, đồng thời triển khai làm sao để mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Trên thực tế, giai đoạn 2008-2009, khi chịu tác động nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam từng tung ra gói kích cầu, trong đó chỉ riêng phần dành cho hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng đã lên tới 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hệ lụy sau đó là không nhỏ, ví như kéo theo lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng cao ở giai đoạn sau…
Bởi thế, sự thận trọng trong xem xét có tung gói kích thích kinh tế hay không là cần thiết. Tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2020, khi được hỏi về vấn đề này, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tùy thực tế diễn biến dịch bệnh, các gói hỗ trợ cũng là “phương án cần tính đến”. Tuy nhiên, có gói kích thích hay không còn phải cân nhắc nhiều yếu tố, như nguồn lực, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ thế nào…
Trong đề xuất của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhắc tới 2 nhóm giải pháp, gồm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh và sau đó là hỗ trợ, phục hồi sản xuất. Trong nhóm giải pháp thứ hai, việc nghiên cứu triển khai một số gói chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, như khoanh nợ, giãn nợ, miễn, giảm lãi vay,...; hỗ trợ các doanh nghiệp logistics để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, lưu thông, kho lạnh…; thúc đẩy và tăng cầu nội địa cũng đã được nhắc đến.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·World Bank hạ thấp mức dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới
- ·Suýt tự tử vì phẫu thuật thẩm mỹ hỏng ở Trung Quốc
- ·Kinh tế Thái giảm sức cạnh tranh do chi phí nhân công tăng
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Gỗ dán sử dụng lõi nguyên liệu là ván bóc Trung Quốc sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế
- ·Bạo lực leo thang ở Libya, Ukraine đẩy giá dầu đi lên
- ·Trúng số hơn 357 tỷ đồng, 3 năm sau cô gái nợ nần chồng chất
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Ngành nông nghiệp xuất siêu ấn tượng gần 6,3 tỷ USD
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Chiêm ngưỡng những tàu du lịch xa hoa nhất thế giới
- ·Giá dầu thế giới giảm 9 phiên liên tiếp
- ·Lý do người trẻ thích thú yêu đương nhưng ngại kết hôn
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Ngăn chặn hệ lụy và rủi ro rửa tiền, gian lận trốn thuế từ tiền ảo
- ·Lời cầu hôn cuối cùng
- ·GDP quý II của Mỹ bất ngờ tăng tới 4,0%
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Kinh tế Ukraine 2014: GDP sẽ âm 6,5%, tỷ lệ lạm phát lên tới 19%