【bxh nhat 3】Đầu tư của Mỹ tạo bước ngoặt đối với Việt Nam
Tập đoàn Intel (Mỹ) đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam
Văn phòng Luật của Công ty tư vấn Russin & Vecchi hoạt động tại Viêt Nam từ năm 1966 tới 1975. Tôi tới Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1988,ĐầutưcủaMỹtạobướcngoặtđốivớiViệbxh nhat 3 sau đó quay trở lại làm việc tại Việt Nam vào năm 1993, khi Công ty mở lại văn phòng luật tại đây.
Nói về quan hệ Việt Mỹ, thời gian đó, hiểu biết về Việt Nam từ phía Mỹ dường như có chút lệch lạc, trong khi tại Việt Nam, tôi nhận thấy sự cởi mở và nhiều thiện chí đối với người Mỹ. Tôi không hề cảm nhận thấy có chút nào thù địch.
Trong nhiều trường hợp, nhiều câu hỏi đến từ phía các quan chức chính phủ trong lần đầu gặp gỡ rất đơn giản nếu xét trong bối cảnh ngày nay, chẳng hạn như liệu người nước ngoài có thể sử dụng con dấu công ty hay không. Thời kỳ đó còn ít hiểu biết và kinh nghiệm. Việc không trả lời có thể được hiểu như thế nào: là có hay là không? Việt Nam đã đóng cửa 40 năm, hoặc hơn thế nữa. Có khá nhiều nhà đầu tư tỏ ra thất vọng trong thời gian này. Sau khi tham gia đàm phán với một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, một doanh nhân nước ngoài đã rút ra kết luận: “Họ (đối tác Việt Nam) không đàm phán những điều mà tôi nghĩ họ sẽ đàm phán, mà lại đàm phán những điều mà tôi không nghĩ họ đàm phán”.
Quang cảnh đường phố khi đó cũng rất khác. Ô tô chưa hiện hữu, xe máy khi đó còn rất ít, phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp và xích lô. Tại TP.HCM, dường như người lái xích lô nào cũng nói tốt tiếng Anh. Nhiều người nói rằng, họ có người thân sống bên Mỹ. Khi đó, rất nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam và họ, giống như những người bản địa, nhìn thấy vô vàn cơ hội phát triển. Nhiều người đã ở lại và kinh doanh thành công.
Mọi việc dần thay đổi, một phần thông qua trợ giúp tự nguyện từ các chuyên gia quốc tế, như việc các luật sư cung cấp bản sao các văn bản luật áp dụng tại các nước khác, đóng góp ý kiến cho các văn bản luật pháp Việt Nam trong quá trình soạn thảo và chia sẻ kinh nghiệm với các quan chức chính phủ, những người rất ham học hỏi. Việc trao đổi như vậy đem lại nhiều thiện chí và hoạt động này vẫn được duy trì tới nay.
Những bất đồng trong giai đoạn đầu là khó tránh khỏi, song về cơ bản, hai nước tránh không để quá khứ ảnh hưởng tới mối quan hệ trong hiện tại. Việt Nam và Mỹ học cách cùng nhau giải quyết từng trường hợp trong các vấn đề quan trọng. Bằng cách đó, cả hai Chính phủ đã tạo dựng được mối quan hệ thương mại vững chắc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ. Hiệp định đã được ký kết vào tháng 12/2001 và đem lại nhiều lợi ích cho cả hai nước. Hiện tại, hai nước đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trên cùng tinh thần cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.
Năm 2010, Công ty Intel (Mỹ) đã đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chipset tại TP.HCM, tạo ra bước ngoặt đối với Việt Nam. Đó chính là thông điệp cho các tập đoàn đa quốc gia biết rằng, các công ty công nghệ thực sự quan tâm tới Việt Nam và trên thực tế, họ đã làm như vậy. Sự kiện này và việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007 là 2 cột mốc hết sức quan trọng.
Ngày nay, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ thường đan xen nhau và họ có thể đối thoại cởi mở với Chính phủ. Dù những khác biệt và sự ganh đua lợi ích còn tồn tại, song sự liên kết này giúp hình thành một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Điều đó chưa hình thành trong thời gian đầu, song đã tiến triển ngày càng tích cực hơn.
Doanh nhân Việt có nhiều phẩm chất giúp thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong kinh doanh, người Việt thường rất thực tế và tâp trung cao. Việc thiếu kinh nghiệm không phải là trở ngại. Khả năng kinh doanh và nhiệt huyết giúp thúc đẩy phát triển khối doanh nghiệp tư nhân. Khu vực này còn hạn chế có lẽ là do thiếu kinh nghiệm, khả năng tiếp cận vốn, cũng như hạn chế của chính sách, song ý chí vươn lên và sự kiên nhẫn của doanh nhân Việt Nam là rất ấn tượng. Việc mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Hiện có hàng triệu người Việt đang sinh sống và làm ăn tại Mỹ. Nhiều người trong số đó có đóng góp đáng kể về tri thức và vốn cho sự phát triển của Việt Nam. Những người này có nhiều thiện chí với Việt Nam và sở hữu nhiều kỹ năng khó có thể sao chép.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Thiết bị điện tử gia dụng có mức thuế suất thuế GTGT 10%
- ·Điều chỉnh tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- ·Bênh con gái, bố vợ đâm con rể chết tại nhà riêng ở Nghệ An
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Soi chiếu hàng hóa dựa vào mức độ tuân thủ, rủi ro của người khai hải quan
- ·Quy định quản lý, sử dụng kinh phí phát triển lâm nghiệp bền vững
- ·Khai và nộp bổ sung thuế GTGT hàng nhập tại chỗ có bị xử phạt vi phạm hành chính?
- ·Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- ·Bán gần 10.500m2 đất công, 'quan xã' Hà Nội thu ngót 18 tỷ
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Nhóm đòi nợ thuê đập phá quán nhậu, đánh người ở Bình Dương
- ·Xem xét sửa đổi chính sách thuế liên quan đến mặt hàng phân bón
- ·Ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng cho hộ nghèo để xây nhà ở
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Bắt tạm giam gã đàn ông hiếp dâm cô gái khuyết tật ở Vĩnh Long
- ·Bị la mắng, quý tử cắt cổ mẹ đang ngồi xe lăn ở Thanh Hóa
- ·Bắt tù vượt ngục Nguyễn Văn Nưng, kẻ cưa song sắt trại giam cùng Huy nấm độc
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Nợ cờ bạc, nữ văn thư ở Quảng Ninh giả giấy tờ để chiếm 2 tỷ đồng