【nhận định juve】ĐBQH: NHNN không mua vàng miếng, khiến dân phải bán ở 'chợ đen'
Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay 11/11,ĐBQHNHNNkhôngmuavàngmiếngkhiếndânphảibánởchợđnhận định juve Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã lý giải nhiều vấn đề liên quan đến sự bất ổn của thị trường vàng thời gian gần đây.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) chất vấn: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở thị trường đen. Đại biểu đề nghị Ngân hàng xem xét mua lại vàng miếng từ người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi cần bán vàng.
"Việc bán vàng miếng của NHNN nhằm bình ổn giá vàng được người dân rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ bán mà không mua. Nếu người dân muốn bán vàng do nhu cầu để sử dụng tiền mặt thì bán ở đâu, ngân hàng không mua thì các cửa hàng vàng khác cũng không mua. Mặt khác, ngân hàng bán vàng chỉ có ở TP Hà Nội và TP.HCM, sao không bán cả tại những nơi khác ở trong nước cho người dân có nhu cầu mua thuận lợi, dễ dàng?", đại biểu Hoà chất vấn.
Trả lời đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, từ năm 2014 đến nay, NHNN không cung vàng miếng ra thị trường vì NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng. Với bối cảnh nhu cầu gia tăng, NHNN là cung vàng và chưa đặt vấn đề mua lại.
Còn đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, khi bán vàng trong giai đoạn này, NHNN chủ yếu thực hiện giải pháp để tăng cung vàng. Đối với hệ thống kinh doanh mua bán vàng miếng, hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và có 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng.
Về câu hỏi vì sao chỉ bán ở Hà Nội và TP.HCM, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN chỉ cấp phép đối với doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng chứ không có quy định bắt buộc ở địa điểm nào. Bản thân các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng sẽ tự xem xét, đánh giá nhu cầu của các tỉnh thành và mở các địa điểm mua bán vàng miếng. Do đó, thực tế nhu cầu chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn, còn các tỉnh thành khác không có hiện tượng người dân xếp hàng mua vàng.
Bao giờ lập sàn giao dịch vàng?
Tại phiên chất vấn sáng nay, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) băn khoăn đến vấn đề thành lập sàn giao dịch vàng.
Theo đại biểu, hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước thị trường phát triển cho phép thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Đại biểu đề nghị Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết quan điểm về vấn đề này.
Trả lời câu hỏi, theo Thống đốc, một số nước trên thế giới có thành lập sàn vàng. Việc thành lập sàn vàng cũng có mặt tích cực là các giao dịch sẽ minh bạch; nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp, các chủ thể thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để thành lập sàn vàng cũng cần đầu tư về cơ sở hạ tầng; hơn nữa Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng.
"Như vậy, để thành lập sàn vàng, đòi hỏi NHNN phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu và đánh giá tác động kỹ lưỡng để tham mưu, đề xuất với Chính phủ ở thời điểm phù hợp và phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam...", Thống đốc nhấn mạnh.
Sẽ có chính sách ổn định thị trường vàng
Một trong những vấn đề được đại biểu quan tâm trong phiên chất vấn sáng nay là bình ổn thị trường vàng. Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, thị trường vàng của Việt Nam biến động thời gian qua cũng là diễn biến chung của các nước trên thế giới. Từ năm 2014 đến năm 2019, thị trường vàng Việt Nam tương đối ổn định và nhu cầu mua vàng của người dân giảm. Nhưng từ năm 2021, giá vàng thế giới tăng cao, theo đó, giá vàng trong nước cũng diễn biến tăng cao. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến tháng 6/2024, NHNN cũng chưa can thiệp.
Từ tháng 6/2024, giá vàng thế giới lập đỉnh cao, chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước tăng cao. Do đó, Chính phủ và NHNN đã chỉ đạo quyết liệt. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, NHNN đã tổ chức đấu thầu. Trong bối cảnh giá vàng lập đỉnh cao và tâm lý kỳ vọng của thị trường cũng rất cao, NHNN đã cân nhắc qua 9 phiên đấu thầu (đây là giải pháp khá hiệu quả trong năm 2013).
Để thực hiện thu hẹp nhanh khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế ở mức cao theo chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, NHNN đã chuyển sang phương án bán vàng SJC trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu/lượng.
Chỉ rõ diễn biến vàng tiếp tục phức tạp, khó lường, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, nước ta không sản xuất vàng nên việc can thiệp tùy thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu vàng quốc tế. Vì vậy, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến của thị trường để đưa ra các chính sách phù hợp để ổn định thị trường vàng.
Châu Anh(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Thổi hồn đương đại vào sơn mài truyền thống
- ·Ngọt ngào chương trình giao lưu văn nghệ
- ·Đặc sắc chương trình liên hoan “Âm hưởng dân tộc”
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Sôi nổi liên hoan nghệ thuật lân sư rồng TP.Thủ Dầu Một
- ·Nhiều hoạt động góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc
- ·Hà Nội: Tháng Tư với “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Nỗi lo của cụ Hộ khẩu
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Sắc xuân phơi phới cùng nhạc khúc về Bình Dương
- ·1.893 tác phẩm dự Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 năm 2022
- ·Giỗ Tổ sân khấu: Hướng về cội nguồn để bừng sáng hơn
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Chương trình nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
- ·Nhiều hoạt động kỷ niệm 595 năm Ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang
- ·Góp phần xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại: Ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Học làm người có ích