【tỷ số bóng đá ngoại hạng ý】Đồng bằng sông Cửu Long: Ngăn xâm nhập mặn hiệu quả bằng cống
Xâm nhập mặn ngày càng gay gắt
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo và trái cây lớn nhất Việt Nam - cung cấp đến 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng trái cây và 70% hàng hóa nuôi trồng thủy sản hàng năm. Tuy nhiên trong vòng 5 năm gần đây, khu vực này liên tục chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn, tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng lương thực cũng như sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho thấy, hằng năm nước biển vẫn chảy ngược vào sông Cửu Long theo dòng chảy tự nhiên, nhưng tình trạng xâm thực chưa bao giờ ở mức đáng báo động như hồi đầu năm 2020, với ranh mặn 4g/lít tại hai nhánh sông Vàm Cỏ, vào khoảng 82 - 85 km, cao hơn năm 2016 chỉ 18 - 20km; vùng cửa sông Cửu Long từ 45 - 66 km, cao hơn năm 2016 chỉ 6 - 17 km.
Trên thực tế, độ mặn tăng cao do nhiều yếu tố như lòng sông ngày càng sâu và thiếu nước ngọt từ hạ lưu vào đồng bằng, tác động của biến đổi khí hậu… Hằng năm, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra ngập lụt vào mùa mưa. Nước ngọt từ thượng nguồn tràn qua đồng bằng và đổ ra biển. Đến tháng 3, nước sẽ cạn kiệt, làm độ mặn tăng cao. Tình trạng này thường sẽ diễn ra trong một tháng cho đến khi gió mùa xuất hiện và lưu vực sông Cửu Long sẽ ngập lụt trở lại.
Thế nhưng vào năm 2020, khu vực này đã không được lấp đầy nước trong nhiều tháng liền. Năng suất ruộng lúa và vườn cây ăn quả giảm 30-70%. Khoảng 96 nghìn hộ gia đình bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các bộ, ban, ngành vì thế đã phải triển khai nhiều biện pháp để giải quyết những khó khăn trên. Trong đó, xây dựng cống ngăn mặn được đánh giá là một trong những giải pháp bền vững để ứng phó.
Đến nay đã có nhiều dự án đưa vào khai thác sử dụng kiểm soát mặn, ví dụ như dự án Cống Âu thuyền Ninh Quới; Hệ thống thủy lợi Trạm bơm cống Xuân Hòa, cống Tân Dinh - Bông Bót, Vũng Liêm. Đây là những dự án giúp kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Nam Măng Thít; Kênh May Phốp - Ngã Hậu và hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre...
Cống ngăn xâm nhập mặn như thế nào?
Theo chia sẻ của kỹ sư Hồ Sỹ Sơn thuộc Công ty Bosch Rexroth, đơn vị triển khai cống ngăn mặn Bông Bót tại Đồng bằng sông Cửu Long, cống vận hành bởi 6 xi lanh thủy lực cỡ lớn do Bosch Rexroth sản xuất, được lắp đặt vào các cửa cống. Hệ thống cảm biến hành trình thế hệ mới (CIMsmart) được tích hợp trên các xi lanh thủy lực nhằm xác định chính xác vị trí của piston và đảm bảo hệ thống xi lanh hoạt động đồng tốc.
Vào mùa khô, tất cả cửa cống đóng lại để ngăn mặn vào nội đồng và trữ nước ngọt cho các kênh. Cửa cống sẽ được mở để thoát nước và tàu thuyền lưu thông. Vào mùa mưa, tất cả cửa cống đều mở và được di chuyển tùy thuộc vào mực nước chênh lệch giữa mặt sông và mặt kênh. Trong trường hợp mực nước dâng cao do mưa bão, các cống sẽ được mở để giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra.
Cửa van cống, âu thuyền của các cống ngăn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long được làm bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực do Bosch Rexroth cung cấp. Để ngăn nước mặn trên các sông, các cống ngăn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng các cửa cống rộng 15 – 40m. Các cửa cống này thường sử dụng xi lanh thủy lực để vận hành đóng mở. Việc điều khiển cống ngăn mặn phụ thuộc khá nhiều vào hệ thủy lực nâng hạ cửa cống.
Xi lanh thủy lực cũng do Bosch Rexroth sản xuất được thiết kế đặc biệt để có thể vận hành trong môi trường độ mặn cao nhờ vào lớp phủ bề mặt Enduroq 2200. Nhờ đó, tuổi thọ của xi lanh thủy lực được gia tăng đáng kể từ 25 đến 50 năm. Các cống ngăn mặn vận hành hiệu quả góp phần cải thiện năng suất vụ lúa đông xuân (cuối năm 2020, đầu năm 2021) ước tính đạt 10,7 triệu tấn - tăng 144.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Năng suất lúa ước đạt trên 7 tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ha - cao nhất trong vòng 5 năm trở lại.
“Có thể khẳng định, cống ngăn mặn Bông Bót, cùng các công trình cống ngăn mặn khác đã góp phần phát triển thành công các giải pháp bền vững nhằm ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra khốc liệt tại đồng bằng sông Cửu Long” – Kỹ sư Hồ Sỹ Sơn nói./.
Đỗ Doãn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Mai Ngô và Kiều Loan cùng làm rapper, sắp có battle rap sau màn ứng xử
- ·Thùy Tiên từng phủ nhận không giống Nayeon (TWICE) nay lại 'lật mặt'
- ·Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp công lập
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp
- ·Bạc Liêu điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ
- ·Khám Phá Bộ Sưu Tập Ký Tự Đặc Biệt Độc Đáo Cho Giới Trẻ
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·'Chị đại' Engfa Waraha thả dáng điệu chảy nước
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Vừa đăng quang, Thiên Ân 'vọt' lên Top đầu bình chọn Miss Grand
- ·Hành động nhằm vượt ngưỡng thu nhập trung bình
- ·Thí sinh tiềm năng của Miss Grand Việt Nam khiến công chúng thất vọng
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Quỳnh Châu dừng chân với danh hiệu Á hậu 1 Miss Grand Vietnam
- ·Vì sao Mai Phương quyết định bán đấu giá vương miện
- ·'Mê mệt' với nhan sắc đời thường của Tân Hoa hậu Hoà bình Việt Nam
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Fan ngỡ ngàng với visual tóc đen của Miss World 2022