会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch đá champion league】Ký ức yêu thương!

【lịch đá champion league】Ký ức yêu thương

时间:2025-01-27 04:22:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:143次

Báo Cà Mau(CMO) Có những phong tục ngày Tết đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống người Việt, trở thành thói quen trong dịp Tết đến xuân về của người Việt. Ðó cũng chính là truyền thống tốt đẹp mà mọi người cần trân trọng.

Năm nào cũng vậy, khi vừa bước sang tháng Chạp là từ làng trên xóm dưới ai nấy đều tranh thủ lúc nông nhàn chuẩn bị dần các thứ cần thiết cho mấy ngày Tết. Bởi lúc bấy giờ, mọi thứ trong nhà từ đồ ăn, thức uống đến các vật dụng trang trí nhà cửa đều do người dân tự làm, chứ không như bây giờ, cái gì cũng có sẵn ngoài chợ. Không khí náo nhiệt của mùa xuân theo đó cũng lan toả khắp xóm làng.

Không khí Tết rộn ràng từ 23 tháng Chạp. Nhà nào cũng chuẩn bị bánh trái, hoa quả để đưa ông Táo về trời trình tấu với Ngọc Hoàng mọi việc trong một năm qua. Mâm lễ đơn sơ nhưng tấm lòng gia chủ hết sức thành kính. Sau đó là không khí chuẩn bị Tết, như giặt giũ quần áo, trang hoàng nhà cửa, quét dọn vườn tược. Nhớ nhất là khi tự tay chuẩn bị giấy màu cắt dán làm bông, lồng đèn trang trí trong nhà. Không gian cũ kỹ của căn nhà ngày thường trở nên mới lạ hẳn ra. Trong ý niệm của người xưa, việc trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp, dọn dẹp cho sạch sẽ để ăn Tết mang hàm ý xua đi những cái cũ, những cái không may để đón một năm mới vui tươi, hạnh phúc, sức khoẻ dồi dào, làm ăn may mắn.

Những ngày giáp Tết, nhà nhà đều bận rộn hơn với việc chuẩn bị các món ăn truyền thống như làm dưa cải, dưa kiệu, mứt dừa, mứt gừng, mứt bí, quết bánh phồng… Nhà nào việc nấy nhưng thật xôn xao, nhộn nhịp, mang lại cho người xa quê cảm giác nôn nao đến lạ thường. Không khí vui tươi, rộn ràng cũng là chất keo gắn kết tình làng nghĩa xóm càng thêm bền chặt.

Vào những ngày cận Tết, các loại bánh, mứt vẫn được chị em phụ nữ ở vùng quê Cà Mau tự tay làm cho gia đình, người thân và đãi khách.

Người xưa quan niệm, người sống có nhà, người chết có mồ, nên mỗi dịp xuân về dân quê không chỉ trang hoàng nhà cửa cho mình mà còn rủ nhau ra quét dọn, sửa sang lại mồ mả ông bà để bày tỏ sự tôn kính, nhớ về tổ tiên, cội nguồn. Lòng thành kính được thể hiện rõ nên mộ phần được quét vôi, cỏ cây được dọn sạch sẽ, trước mộ phần khói hương nghi ngút.

Ngày đó tôi nhớ, quê mình không có những dòng xe đông đúc, không có những cửa hàng, đại lý thực phẩm to lớn và đặc biệt không thể mua được các loại bánh bán sẵn như bây giờ. Ngày 25 tháng Chạp là ngày đưa ông bà, cũng là lúc cả vùng quê rộn ràng cảnh quết bánh phồng, các bà, các mẹ chuẩn bị gạo nếp, đậu xanh để làm các loại bánh quê mà trẻ con chúng tôi thời ấy rất thích ăn. Chúng tôi mê mẩn vị ngọt thanh, giòn tan, thơm bùi của chiếc bánh bột đậu mới vừa nướng xong, hay vị ngọt ngọt, béo béo của cọng mứt dừa dẻo thơm mùi đường cát…

Sắm đồ Tết cho trẻ con trong nhà vào mỗi dịp Tết đến xuân về là nét sinh hoạt văn hoá truyền thống được các mẹ, các chị gìn giữ từ bao đời nay.

Sáng 30 Tết, ngày cuối năm, nhà nhà đều bày mâm cỗ dâng cúng tổ tiên, đón rước ông bà. Ngày ấy thịt heo hiếm, đắt tiền nên ngày thường dễ gì có miếng thịt trong bữa cơm, nhưng Tết đến thế nào cũng phải có. Sau khi dâng cúng tổ tiên, cả nhà cùng quây quần với nhau bên mâm cơm tất niên, không khí thật chan hoà, đầm ấm. Theo tập quán của quê tôi, mâm cơm tất nhiên ngoài thịt kho tàu ăn kèm dưa cải, dưa kiệu thì tô canh khổ qua không thể thiếu, bởi theo quan niệm ăn trái khổ qua cho qua đi cái khổ.

Mỗi năm qua đi, những ngày cuối năm luôn hằn sâu trong ký ức của tôi là hình ảnh bà, mẹ và các dì cùng nhau gói bánh tét. Ngồi phụ gói bánh tôi học được sự khéo léo cần thiết của người phụ nữ, được dạy bảo về tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ xưa.  Ðêm đến, người lớn ngồi trò chuyện bên tách trà nóng, bọn trẻ con xúm xít bên bếp lửa bập bùng, canh bánh chín và đợi đón giao thừa. Trong cái se lạnh cuối năm, làn hương nhẹ mỏng thơm lừng toả ra từ những đòn bánh tét như phả vào lòng người hơi ấm của quê hương. Bánh chín cũng là lúc thời khắc giao thừa đến cận kề.

Sáng mùng một, cả đất trời như mở hội đón tân niên. Người người vui vẻ chúc nhau câu chúc an lành. Những ngày Tết được xem là trọng đại nhất trong năm, những phong tục cổ truyền mang tính lễ nghi hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, như “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”, người dân quê luôn ghi nhớ. Ngày mùng một đầu năm, người dân chọn người hợp tuổi có vận may để nhờ xông nhà lấy hên. Trẻ con mặc quần áo mới, chúc Tết ông bà rồi nhận được những bao đỏ lì xì mừng tuổi.

Ngày mùng một Tết, trẻ con mặc quần áo mới, chúc Tết ông bà rồi nhận được những phong bì đỏ lì xì mừng tuổi.

Ngày xưa lúc nào cũng đẹp, càng đẹp hơn trong lòng mỗi người đã gắn bó với nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành, đó là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn với bao tục lệ, nền nếp cổ kính. Hầu hết những người đã sống trong lòng quê hương của nhiều thập niên về trước đều nhớ như in cái Tết xưa, đẹp như lời ca, lãng mạn và bình yên đến lạ lùng./.

 

Quỳnh Anh - Lê Tuấn

 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
  • Diện trang phục hầu đồng, Bùi Quỳnh Hoa trình diễn thế nào tại Miss Universe?
  • Miss Earth 2023 đồng hành cùng Tuần lễ Du lịch TP.HCM 2023
  • Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đằm thắm, nền nã giữa dàn người đẹp nóng bỏng
  • Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
  • Bán kết Miss Universe 2023: Bùi Quỳnh Hoa trình diễn thiếu nổi bật
  • Hoa hậu Tiểu Vy khoe nét ma mị, bí ẩn với trang phục của NTK Lê Ngọc Lâm
  • Sau thất bại tại Miss Universe 2023, Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xin lỗi khán giả
推荐内容
  • Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
  • Mai Phương được dự đoán đăng quang Miss World 2023
  • Ngọc Hằng gặp sự cố trước thềm chung kết Hoa hậu Liên lục địa 2023
  • NSƯT Quang Tèo, Đỗ Kỷ làm giám khảo cuộc thi hoa hậu
  • Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
  • 9 ngày trước chung kết, chủ tịch Miss Universe 2023 nộp đơn phá sản