【số áo của zidane】Tạo khung pháp lý để quản lý đòi nợ
Nợ xấu gia tăng
Thực tế hiện nay, nợ xấu đa số là các khoản nợ vay ngân hàng của các tổ chức, cá nhân; các khoản nợ giữa các tổ chức kinh tế với nhau; giữa các tổ chức kinh tế với cá nhân; giữa cá nhân với cá nhân. Ngoài ra còn những khoản nợ khác như nợ thuế, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội… Tình trạng nợ nần, chậm trả nợ trong nền kinh tế cũng gia tăng khi quy mô vốn của nền kinh tế tăng trưởng mạnh qua các năm. Hơn nữa, với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên xảy ra tình trạng nợ xấu gia tăng, gây ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và an ninh, trật tự xã hội.
Đối với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, đa số DN chủ nợ (kể cả các tổ chức tín dụng) đều gặp khó khăn trong việc thu nợ vì các DN này thường không bố trí được bộ phận chuyên làm công tác thu nợ, cán bộ không đủ kinh nghiệm và các kiến thức cần thiết về luật pháp, kỹ năng đàm phán thương thuyết trong quá trình thu nợ. Để thu hồi nợ, nhiều trường hợp các DN và cá nhân phải nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan công quyền, thậm trí phải thuê “xã hội đen” thu hồi nợ bằng những biện pháp vi phạm pháp luật, gây dư luận xấu và bất ổn đến an ninh, trật tự xã hội.
Một trong những vướng mắc khiến các DN gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là chưa có các văn bản pháp lý hướng dẫn hoạt động này. Do đó, năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Nhờ đó, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này đã được tăng cường hơn, có thể kiểm soát chặt chẽ điều kiện thành lập đối với DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ để từng bước đưa ngành nghề này vào nề nếp.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã từng bước đi vào quy củ. Các DN hoạt động theo quy định của pháp luật, công khai minh bạch các hoạt động nhận nợ, thu hồi nợ và đã hạn chế bớt các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ không đủ tiêu chuẩn và hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, hiệu quả kinh doanh các DN đạt thấp vì đây là ngành nghề đặc thù, còn mới mẻ đối với Việt Nam. Ngoài ra, các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ vốn mỏng, nghiệp vụ về thị trường nợ cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin ở trình độ thấp nên chưa đáp ứng được việc quản lý, xử lý các khoản nợ.
Hoàn thiện khung pháp luật
Do tính chất nhạy cảm của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nên trong thực tế hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt còn xảy ra các vi phạm về an ninh, trật tự, cụ thể như: Sử dụng nhân viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; hoạt động không đúng địa chỉ, không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn hạn chế do các DN thường xuyên không thực hiện báo cáo theo quy định; hoạt động kinh doanh không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; còn tồn tại những sai phạm liên quan đến an ninh, trật tự (như vụ Công ty Tai Ga - TP.HCM có hành vi “khủng bố”, nhân viên Chi nhánh công ty Công Lý (trên địa bàn TP.HCM) có hành vi câu kết với các đối tượng “xã hội đen” để bắt cóc, tống tiền để đòi nợ…
Nguyên nhân chính của các hạn chế là do các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn chưa thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP, chủ yếu vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ và vi phạm về an ninh, trật tự xã hội. Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước còn mờ nhạt, chỉ khi xảy ra các vụ việc thì lực lượng Công an mới tham gia xử lý để ổn định an ninh, trật tự xã hội.
Một trong những nguyên nhân này là tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP chưa quy định trách nhiệm của Bộ Công an trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng như không có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Do đó, đòi hỏi phải có quy định chặt chẽ hơn để kiểm tra, giám sát các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ, đồng thời cần nâng cao vai trò của lực lượng Công an trong việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động này.
Những hạn chế nói trên của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đòi hỏi sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và xây dựng thị trường nợ phát triển nhằm đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, quản lý các khoản nợ trong nền kinh tế.
(责任编辑:La liga)
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh Phú Riềng
- ·Bộ Nội vụ tán thành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để nghỉ lễ 30
- ·Những món quà thiết thực từ đất liền gửi tặng quân, dân đảo Trường Sa
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
- ·Xây dựng nghề cá có trách nhiệm
- ·Khoảng 18,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·10 dự án phát triển kinh tế
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Khả năng hình hành vùng áp thấp trên Biển Đông
- ·Ðừng xem nhà ở xã hội là mẩu bánh
- ·Vụ mùa trông đợi
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Kênh Kiểu Mẫu xưa
- ·Tăng gia sản xuất, làm đẹp đường quê
- ·Nỗ lực cải thiện chỉ số PCI
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Ý nghĩa các hoạt động Tháng ba biên giới