会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng đá ngoai hang anh hôm nay】Mạng xã hội biến đổi giáo dục!

【bóng đá ngoai hang anh hôm nay】Mạng xã hội biến đổi giáo dục

时间:2025-01-25 16:50:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:802次

Mạng xã hội đang thu hút đông đảo giới trẻ tham gia (ảnh minh họa)

Trong điều kiện thế giới ngày càng đối mặt với những thách thức trong tiến trình phát triển thời đại toàn cầu hóa,ạngxãhộibiếnđổigiáodụbóng đá ngoai hang anh hôm nay “phẳng” hóa, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục càng cần thiết phải được coi trọng hơn, để có thể tạo ra được nguồn nhân lực giỏi, tinh nhuệ, có thể quyết định các nguồn lực khác, như tài chính, công nghệ, tài nguyên, địa lý…

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của hầu hết học sinh, đặc biệt là tại các nước phổ cập internet. Có thể thấy, mạng xã hội hiện vô cùng phổ biến, đặc biệt trong giới học sinh-sinh viên. Từ cấp tiểu học đến đại học, mạng xã hội giúp học sinh, phụ huynh và giáo viên chia sẻ thông tin theo cách mới và tạo ra cảm giác một cộng đồng mới. Có nhiều lý do để giải thích việc học sinh dành nhiều thời gian cho mạng xã hội. Trước hết, nó cho các em sự tự do muốn làm gì mình muốn. Các em có thể kết bạn mới hay bình luận về cuộc sống của người khác. Các em có thể tạo ra những tính cách mà trong đời thực không cho phép.

Song, cũng chính vì thế, do kinh nghiệm sống còn quá ít, các em hầu như không thể hoàn toàn kiểm soát được những hậu quả tiềm tàng từ mạng xã hội. Vấn đề lớn nhất của mạng xã hội hiện nay chính là khiến người dùng mất khả năng tư duy độc lập và đưa ra quyết định trong các vấn đề.

Bên cạnh đó, việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội cũng khiến người dùng cảm thấy mình cô độc. Điều này đặc biệt đúng với giới trẻ, những người lớn lên cùng mạng xã hội. Do tiếp xúc với nhau ngày càng nhiều qua các phương tiện điện tử, các em sẽ có xu hướng khó khăn khi phải giao tiếp trực diện với người khác trong đời thực. Không chỉ vậy, các em có thể không phát triển được năng lực sử dụng ngôn ngữ văn bản chính xác. Do quen với việc sử dụng tin nhắn và các đoạn thoại/thông báo ngắn trên mạng xã hội, các em không còn thói quen viết đúng chính tả và ngữ pháp. Ngoài ra, khả năng ghi nhớ và lọc thông tin cần thiết cũng sẽ bị hạn chế.

Điều đáng quan ngại, nếu không tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội, người dùng rất dễ bị “nhiễu” thông tin, trong đó có những thông tin không đúng và độc hại, đặc biệt trong học tập. Theo kết quả một cuộc thăm dò tại Mỹ năm 2015, khoảng 2/3 số giáo viên tin rằng mạng xã hội gây phân tán trong công việc của họ thay vì thuận tiện. Một cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy học sinh không sử dụng mạng xã hội thường có điểm trung bình và kết quả học tập cao hơn so với các em có dùng mạng xã hội. Đây là hệ quả từ việc “phân tâm” khi các em dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, thay vì nghiên cứu hoặc làm bài tập.

Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của mạng xã hội lại toàn toàn có thể trở thành tích cực nếu biết cách vận dụng mạng xã hội một cách hợp lý và đúng đắn. Bởi vậy, những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn đến những tác động dài hạn có thể có của mạng xã hội để từ đây đưa ra những điều chỉnh thích hợp, tận dụng tối đa hiệu quả tích cực và hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng xấu.

Thế giới đang trở nên “phẳng” hơn và giới trẻ có tư duy đa dạng hơn so với thế hệ trước đây. Bản thân của sự “nhiễu” thông tin được liệt vào tác động tiêu cực lại có thể là yếu tố tích cực.

Thứ nhất, nó giúp các em rèn giũa được khả năng chọn lọc nội dung với các em là quan trọng và cần thiết. Với mạng xã hội, giờ đây, học sinh-sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận những chuyên gia trong lĩnh vực cần tìm hiểu, và có được nguồn thông tin trực tiếp từ họ. Song, đây cũng là “con dao hai lưỡi” khi các em sẽ phải học cách đánh giá đúng nguồn tài liệu, kể cả do phía chuyên gia đưa ra. Nhiều mạng xã hội, chẳng hạn Twitter, đang quyết tâm loại trừtin tức giả(fake news) để giúp người dùng luôn có được kết quả tìm kiếm đúng.

Thứ hai, mạng xã hội cũng giúp học sinh có thể dễ dàng phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm. Các em có thể tạo group trên Facebook hay sử dụng hashtags trên Twitter để liên lạc về dự án đang theo đuổi và chia sẻ ý tưởng. Dù hoạt động nhóm có thể tổ chức trên một số nền tảng khác như thư điện tử, song mạng xã hội lại giúp cuộc đối thoại luôn mở, thậm chí giúp các giảng viên dễ dàng xem lại chủ đề và đưa ra quyết định cuối cùng.

Thứ ba, mạng xã hội dạy cho giới trẻ nhiều kỹ năng cần thiết có thể giúp các em tồn tại trong môi trường làm việc sau này. Khả năng thiết lập và duy trì kết nối với nhiều người ở những ngành nghề khác nhau chắc chắn là một phần không thể tách rời trong phát triển nghề nghiệp hay xây dựng doanh nghiệp. Dành nhiều thời gian cho công nghệ mới cũng giúp các em quen thuộc hơn với máy tính và thiết bị điện tử. Ngoài ra, với sự phản hồi tức thì từ bạn bè và người thân về những bức ảnh, clip video hay những câu chuyện liên quan giúp các em có thể xác định và phát triển kỹ năng, cũng như có đủ niềm tin cần thiết để định hướng nghề nghiệp tương lai.

Thứ tư, mạng xã hội đang giúp kết nối thế giới. Qua các nền tảng thuyết trình video như Skype, Google Hangouts, hay những trang web hội thảo trực tuyến, rất nhiều học viên từ những nơi xa xôi trên khắp thế giới giờ đây có cơ hội tiếp cận với các cơ sở đào tạo uy tín trên khắp thế giới, hay có thể theo dõi với bài giảng từ các chuyên gia đầu ngành. Giảng viên và học viên không còn nhất thiết phải ngồi chung trong cùng một lớp học nữa. Công nghệ đang làm biến đổi bản chất của mô hình phòng học truyền thống cũng như thay đổi cách thức kiến thức được truyền thụ cho học viên. Tại Việt Nam, nhiều lớp học (đặc biệt là ngoại ngữ) thông qua Skype cũng đã xuất hiện và đạt hiệu quả tích cực. Với các khóa học trực tuyến, thứ cần duy nhất học viên cần chỉ là mạng in-tơ-nét để có thể tham gia, thành lập nhóm thảo luận và giữ liên lạc với các thành viên khác, trong khi vẫn có thể làm công việc riêng theo thời gian của mình. Cơ sở hạ tầng học tập trong tương lai có thể sẽ trở nên đậm tính kỹ thuật hơn bao giờ hết. Việc mạng xã hội đang len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống thường nhật được kỳ vọng là động lực biến đổi ngành giáo dục theo hướng tích cực. Rõ ràng, nếu biết vận dụng mạng xã hội hợp lý và hiệu quả, ngành giáo dục và cả chủ lao động sẽ thu về nhiều lợi ích không hề nhỏ....

Trích đăng bài viết của tác giảNguyễn Tri Thức

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
  • Ra đi mới biết lòng vô hạn…
  • Cận cảnh tiêm kích F
  • Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách đạt 96,4% chỉ tiêu
  • Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
  • Israel không kích trường học ở Gaza, ít nhất 14 người thiệt mạng
  • Thêm cơ hội cho chứng khoán khi hai Sở ‘bắt tay nhau’
  • Khối ngoại đang sở hữu 13,13% cổ phần tại KLS
推荐内容
  • Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
  • “Những giấc mơ” của Frances Hoàng
  • Đề nghị dán nhãn phụ tại kho ngoại quan
  • Câu chuyện của những bức ảnh
  • Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
  • Cổ phiếu GTT bị loại khỏi chỉ số VNSmallcap và VnAllshare