【ket qua bong đá y】Doanh nghiệp Nhật được hỗ trợ tối đa 5 tỷ yên khi mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật được hỗ trợ tối đa 5 tỷ yên khi mở rộng đầu tư tại Việt Nam
15/30 doanh nghiệp trúng tuyển lần đầu trong khuôn khổ hỗ chương trình hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mở rộng sản xuất đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến.Doanh nghiệp Nhật Bản được hỗ trợ tối đa 5 tỷ JPY, tương đương 1.082 tỷ đồng cho việc mở rộng đầu tư sản xuất sang Việt Nam.
Tại buổi họp báo thông tin về việc 15 doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Namchiều nay (23/7), ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội cho biết, trong lần xét tuyển đầu tiên của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) công bố hôm 17/7, trong số 124 doanh nghiệp ứng tuyển, 30 doanh nghiệp đã được lựa chọn hỗ trợ mở rộng sản xuất và đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang ASEAN, trong đó, 15 doanh nghiệp lựa chọn đăng ký mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nằm trong chương trình sẽ được hỗ trợ dao động từ 1 triệu JPY (216 triệu đồng) đến 5 tỷ JPY (1.082 tỷ đồng), tỷ lệ hỗ trợ phụ thuộc vào quy mô từng dự án.
Bước tiếp theo là JETRO và doanh nghiệp sẽ ký kết thỏa thuận. Sau đó, dựa trên thỏa thuận và kế hoạch được phê duyệt, doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư và sản xuất. Tiếp đó, JETRO và METI sẽ thẩm định việc hoạt động sản xuất có đúng với thỏa thuận và kế hoạch đã được phê duyệt hay không?Khi ấy Chính phủ mới cấp ngân sách hỗ trợ thông qua JETRO.
Ông Takeo lưu ý việc này là mở rộng hoạt động sản xuất và đa dạng hóa chuỗi cung ứng chứ không phải là chuyển dịch sản xuất. Ví dụ để sản xuất một chiếc bút, chi tiết ống mực sẽ được sản xuất tại nhà máy ở cả Việt Nam và Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đại diện JETRO cho biết, 15 doanh nghiệplựa chọn mở rộng đầu tư tại Việt Nam cho thấy triển vọng kinh doanh tại Việt Nam rất tốt. Đồng thời, việc Việt Nam sớm kiểm soát được dịch so với khu vực cũng là yếu tố quan trọng khiến nhà đầu tư Nhật chọn Việt Nam là điểm đến.
Trong dài hạn, việc doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Namcòn là để tận dụng thị trường gần 100 triệu dân, cơ hội về xuất xứ hàng hóa từ những FTA mà Việt Nam đã ký.
Việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng đầu tư và đa dạng hóa chuỗi cungứng nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản và ASEAN.
Việc đa dạng hoá hoạt động sản xuất thay vì tập trung tại một địa điểm sẽ khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể tăng lên khoảng 20%. Tuy nhiên, lợi thế của thị trường Việt Nam là chi phí nhân công vẫn cạnh tranh hơn, chi phí đầu tư vào khu công nghiệp rẻ hơn và ưu đãi thuế quan xuất khẩu đi các thị trường quan trọng như EU và Mỹ... sẽ bù đắp được phần chi phí tăng cao hơn do đa dạng hóa địa điểm sản xuất.
Trong khi đó, chuỗi cung ứng của Nhật Bản tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan... đã được chuẩn hóa nhưng chi phí đầu tư cao hơn và chi phí cho người lao động ngày càng leo thang. Điều này càng củng cố cho quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Nhật.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bảnmở rộng đầu tư và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Chính phủ được đưa ra mới đây và chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã làm cho thời điểm diễn ra chương trình này sớm hơn.
Trưởng đại diện JETRO Hà Nội cũng bày tỏ quan ngại việc Việt Nam chưa cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh nên có thể ảnh hưởng đến tiền độ thực hiện các dự án sản xuất và đa dạng hóa của doanh nghiệp Nhật Bản.
Trước đó, ngày 17/7, theo nguồn tin từ Bloomberg, Bộ Kinh tế, Thương mại & Công nghiệp Nhật Bản đã công bố danh sách 57 công ty được nhận hỗ trợ 57,4 tỷ JPY, tương đương 536 triệu USD trong khuôn khổ chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mở rộng sản xuất, trong đó có hãng tư nhân sản xuất khẩu trang Iris Ohyama và Tập đoàn Sharp. Trong số 30 công ty đăng ký mở rộng đầu tư sang ASEAN có 15 doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.
Về thông tin này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành cho biết lời giải nằm ở phía Việt Nam. Hiện xu hướng cạnh tranh để thu hút dòng vốn ngày càng trở nên gay gắt và Việt Nam chưa phải điểm đến lý tưởng nhất, lựa chọn số 1 do những thiếu hụt về chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng.
Đồng thời, Việt Nam vẫn còn hạn chế về cơ chế thực hiện thủ tục hành chính và tình trạng tham nhũng vẫn còn đã khiến Việt Nam mất điểm trong mắt các nhà đầu tư lớn.
Ông Takeo cũng cho rằng những hạn chế về tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham những và việc thực thi chính sách có mức độ hiểu ở cấp Trung ương và địa phương khác nhau khiến quá trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn khó khăn, vướng mắc.
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Khoảnh khắc lũ quét như tận thế khiến 158 người chết ở Tây Ban Nha
- ·Hà Tĩnh: 2 ngày liên tiếp 4 người tử vong do container va chạm
- ·Thủ tướng: Cà phê kết nối tình yêu, tình bạn Việt Nam và quốc tế
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Trường hợp nào được đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông 2017
- ·Cảnh tượng kinh hoàng, tang thương sau vụ đánh bom xe ở Syria
- ·Ngân hàng sữa mẹ cung cấp sữa cho 3000
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Tin cảnh báo nổi bật ngày 15/11
- ·"Đinh Rú
- ·Khi pháp luật bị thách thức và yêu cầu của Thủ tướng
- ·tình tiết mới nhất trong vụ xe đón dâu bị tai nạn ở Hà Nam
- ·Wat Dhammakaya: Ngôi chùa tràn ngập tượng mạ vàng của vị sư Thái
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Máy bay rơi sau khi cất cánh, toàn bộ hành khách thiệt mạng
- ·Tin mới nhất vụ tai nạn giao thông đêm Valentine, 4 người chết
- ·Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng nghiên cứu kỹ về dự án hầm sông Hàn
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Bão lớn chuẩn bị đổ bộ Australia hàng nghìn người dân phải sơ tán
- Bình Dương ghi nhận 1 chuyên gia nước ngoài nhiễm Covid
- Hà Nội có một khu nghỉ dưỡng thỏa mãn cơn khát bất động sản thượng lưu
- Thanh Hóa sắp có trung tâm thương mại hơn 4.000 tỷ đồng
- Sóng ngầm trên thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Quan chức WHO dự báo khả năng kết thúc đại dịch COVID
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh nhanh nhất
- Barcelona thắng nghẹt thở Dortmund ở Champions League
- 5 Seasons và bài toán đầu tư cho dự án condotel xây để ở
- Bất động sản cuối năm: Dự án nào hot nhất trên thị trường?
- Hà Nội: Một bác sỹ tại Bệnh viện quân y 105 mắc COVID