会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu bóng đá miami】Xuất khẩu nông lâm thủy sản: Đà sụt giảm đang chậm lại!

【lịch thi đấu bóng đá miami】Xuất khẩu nông lâm thủy sản: Đà sụt giảm đang chậm lại

时间:2025-01-25 23:34:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:766次
Đặt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 14 tỷ USD trong quý 2/2023
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Mỹ: Dư địa lớn nhưng không dễ
Cơ quan Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông,ấtkhẩunônglâmthủysảnĐàsụtgiảmđangchậmlạlịch thi đấu bóng đá miami lâm, thủy sản
Trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 1,79 tỷ USD, giảm 29%. 	Ảnh: N. Thanh
Trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 1,79 tỷ USD, giảm 29%. Ảnh: N. Thanh

Ngập trong khó khăn

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 20,63 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4%; nhập khẩu ước đạt 9,44 tỷ USD, giảm 7,2%; xuất siêu 1,76 tỷ USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, xuất khẩu nhóm nông sản đạt 5,73 tỷ USD, tăng 3,8%; nhóm lâm sản đạt 3,11 tỷ USD, giảm 28,3%; thủy sản đạt 1,79 tỷ USD, giảm 29%; chăn nuôi đạt 115 triệu USD, tăng 46,5%; đầu vào sản xuất đạt 458 triệu USD, giảm 26,8% và muối đạt 0,9 triệu USD, giảm 31,3%.

Về thị trường xuất khẩu 3 tháng đầu năm, các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 48,8% thị phần; châu Mỹ chiếm 20,3%; thị trường châu Âu chiếm 12,8%; châu Đại Dương chiếm 1,4% và châu Phi chiếm 1,2%. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với giá trị xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 21,5% thị phần); đứng thứ 2 là Hoa Kỳ đạt 2,04 tỷ USD (chiếm 18,2%); thứ 3 là Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 936 triệu USD (chiếm 8,4%); thứ 4 Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 528 triệu USD (chiếm 4,7%).

Những mặt hàng giảm gồm: cà phê đạt 1,27 triệu USD (giảm 2,3%), cao su đạt 552 triệu USD (giảm 22,9%), chè đạt 35 triệu USD (giảm 22,9%), hạt tiêu đạt 239 triệu USD (giảm 3,8%), cá tra đạt 422 triệu USD (giảm 33,1%), tôm đạt 578 triệu USD (giảm 39,4%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,88 tỷ USD (giảm 28,3%), sản phẩm mây, tre, cói thảm đạt 172 triệu USD (giảm 34,9%).

Trong bức tranh ảm đạm về xuất khẩu nông lâm thủy sản của quý 1, vẫn có một số ngành hàng "sáng giá" như: gạo đạt 952 triệu USD (tăng 30,2%); nhóm rau quả đạt 935 triệu USD (tăng 10,6%); hạt điều đạt 708 triệu USD (tăng 14,2%); sữa và sản phẩm sữa đạt 33,3 triệu USD (tăng 22,2%); thịt, phụ phẩm 37 triệu USD (tăng 80,1%),...

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm thủy sản quý 1/2023 ước đạt 2,52% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, nông nghiệp tăng khoảng 2,43%; lâm nghiệp tăng 3,66% và thủy sản tăng 2,68%. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm mạnh trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong quý đầu năm 2023 được ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ ra là do kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại; ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga - Ukraine; tình trạng lạm phát cao tại một số nước trên thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu. Thêm vào đó, do sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhiều nước tái xuất khẩu nông sản và tăng cung trên thị trường. Trong khi ở trong nước, nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới năm 2023.

Tại thị trường trong nước, giá cả một số mặt hàng giảm nhẹ như: lúa, cà phê, chè, hạt tiêu, trái cây, lợn hơi, gà... do sang tháng 3, nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm thấp hơn so với tháng trước (trong dịp tết Nguyên đán).

"Giá nguyên liệu vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản biến động tăng nhanh, ảnh hưởng đến điều tiết, quản trị sản xuất kinh doanh và tác động làm giảm lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp ngành nông nghiệp" ông Nguyễn Quốc Toản nhận định.

Đà sụt giảm đang chậm lại

Đánh giá về những khó khăn trong quý 2 và thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2023 sẽ là một năm rất khó khăn đối với ngành nông nghiệp khi lãi suất ngân hàng cao, room ngân hàng hạn chế, sức tiêu thụ của thị trường giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng… Tuy nhiên, mức sụt giảm của tình hình xuất khẩu nông sản đang có tín hiệu chậm lại và hy vọng phục hồi cuối quý 2.

"Đến tháng 3, đà sụt giảm đang được ngăn chặn, tạo đà tăng trưởng cho tháng tiếp theo. Theo nhận định của các hiệp hội ngành hàng, cuối quý 2 là thời điểm tăng tốc, vì vậy chúng ta phải có giải pháp trước mắt và lâu dài để đảm bảo mục tiêu, theo đó, điều hành linh hoạt, kịp thời triển khai các giải pháp tiếp tục là phương châm ngành nông nghiệp thực hiện trong thời gian tới để có thể phục hồi đà tăng trưởng của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Bước sang quý 2, ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ với những mục tiêu khó khăn hơn, với mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng toàn ngành 2,9 - 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 14 tỷ USD.

Theo ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để phục hồi xuất khẩu thủy sản – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới, 2 thị trường trọng điểm thủy sản Việt Nam cần chú trọng là Nhật Bản và Trung Quốc, bởi chúng ta có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp khác. “Đặc biệt chú ý thị trường Trung Quốc vì chúng ta có lợi thế cự ly. Thị trường Nhật Bản vừa có lợi thế cự ly, vừa có lợi thế khi thị trường Nhật Bản rất tín nhiệm mặt hàng tôm của Việt Nam. Đây sẽ là 2 thị trường trọng điểm", ông Lê Bá Anh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Cụ thể, Bộ sẽ tổ chức hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc (quý 2 và quý 3); tham gia chuỗi sự kiện quảng bá nông sản chủ lực của Việt Nam tại Vương quốc Anh; chuỗi sự kiện Thực phẩm và Đồ uống quốc tế tại Anh trong quý 2.

Đồng thời, tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch. Trình Chính phủ đề xuất xây dựng nghị định quản lý thương hiệu nông sản quốc gia Việt Nam. Triển khai dự án điều tra thực trạng chế biến nông sản gắn với sản xuất nguyên liệu và nhu cầu thị trường.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi có được tính ưu đãi thuế?
  • Áp dụng Giao dịch điện tử: Phương thức đơn giản, tiện lợi cho người nộp thuế
  • Thu phí xét nghiệm Covid
  • Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
  • 10 quốc gia “nhiều vàng” nhất thế giới năm 2022: Mỹ đứng đầu
  • Cắt giảm thuế quan, tăng sức bền cho doanh nghiệp
  • Tỏi cô đơn ở Lý Sơn đạt đỉnh giá 1,2 triệu đồng/kg
推荐内容
  • Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
  • Tây Ninh: Thu nội địa quý I ước đạt hơn 37% dự toán
  • Nghiên cứu kỹ việc dừng hay tiếp tục khai thác mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á
  • Khuyến công khu vực phía Nam: Nhiều chương trình phát huy hiệu quả cao
  • VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
  • Dễ dãi với nhà đầu tư ngoại, cảnh báo vốn nhỏ chiếm đất lớn