【bảng xếp hạng iceland】Campuchia, Lào, Myanmar phối hợp bảo vệ lao động di cư
Công dân ba nước di cư rất nhiều sang Thái Lan để làm việc, cả hợp pháp và bất hợp pháp
Campuchia, Lào và Myanmar đã tiến hành họp cấp bộ trưởng Nội vụ để thảo luận vấn đề tăng cường bảo vệ lao động di cư của mỗi nước.
Theo phóng viên tại Campuchia, phát biểu ngày 31-10 khi kết thúc cuộc họp tại tỉnh Siem Reap, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng cho biết trong vòng đàm phán cấp kỹ thuật thứ hai, ba bên đã trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm, từ đó đưa ra đề xuất với Thái Lan, nơi tiếp nhận lao động di cư nhiều nhất trong khu vực.
Theo ông Sar Kheng, Campuchia, Lào và Myanmar là ba nước láng giềng có nền văn hóa tương đồng và đều có đường biên giới chung với Thái Lan.
Công dân ba nước di cư rất nhiều sang Thái Lan để làm việc, cả hợp pháp và bất hợp pháp.
Nhiều người trong số họ phải đối mặt với khó khăn trong suốt hành trình từ khi rời đất nước sang Thái Lan làm việc đến ngày quay trở lại.
Ông nhấn mạnh công dân mỗi nước có quyền ra nước ngoài tìm việc làm và chính phủ có trách nhiệm phải bảo vệ người dân của mình bằng cách hợp tác với các nước tiếp nhận lao động nhập cư.
Campuchia, Lào, Myanmar phải họp bàn để đưa ra ý tưởng trước khi tham vấn phía Thái Lan về bảo vệ người lao động.
Tuy nhiên, để mang lại lợi ích cho các bên, Campuchia, Lào và Myanmar cần hợp tác với Thái Lan để giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó có vấn đề lao động trong lĩnh vực đánh bắt cá.
Trong khi đó, tại Lào, người đứng đầu Ban Thư ký Ủy ban quốc gia chống buôn người thuộc Bộ Công an Lào Phengsavanh Thipphavongxay cũng cho biết chính phủ nước này đang phải đối mặt với vấn đề lao động di cư xuyên biên giới, đặc biệt là thực trạng lao động Lào sang Thái Lan làm việc bất ngờ tăng mạnh.
Theo bà Kristin Parco, người đứng đầu văn phòng đại diện của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Campuchia, cuộc gặp ba bên Campuchia, Lào và Myanmar có ý nghĩa quyết định đối với lao động di cư ba nước vì hàng loạt những vấn nạn mà lao động di cư phải đối mặt liên quan đến buôn người, xâm hại và những khó khăn trong lĩnh vực đánh bắt cá.
IOM sẽ tiếp tục hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán giữa các bên về vấn đề này.
Tháng 12-2018, Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự đã được thông qua tại Maroc, theo đó các nước tham gia phải tăng cường biện pháp bảo vệ lao động di cư chống lại nạn buôn người.
Tháng 11-2017, các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã đi đến thống nhất và thông qua Luật Bảo vệ và tăng quyền cho lao động di cư.
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 20/7: Khả năng giá xăng giảm tới 3.000 đồng/lít
- ·Siết chặt kỷ luật, xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ Công an vi phạm
- ·Quy định cụ thể việc bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Nội vụ Lào
- ·Hà Nam thu hút đầu tư gần 17 nghìn tỷ đồng
- ·Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10: Đề thi tiếng Anh được đánh giá khá hay
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Gần 500 đảng viên ở Điện Biên bị kỷ luật
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Kẻ xả súng ở Las Vegas là triệu phú không có tiền án
- ·Tạo thuận lợi hơn nữa cho kết nối vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia
- ·Yên Bái họp báo thông tin chính thức về vụ nổ súng bắn hai lãnh đạo tỉnh
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Đề Ngữ Văn: Học sinh có thể dễ dàng đạt điểm 6
- ·Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam
- ·Việt Nam, Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Nâng cao chất lượng y tế cơ sở