【ket qua bong da chi tiet】Tháo gỡ các “điểm nghẽn” tạo lực phát triển cho Vùng Đông Nam bộ
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Hội đồng Điều phối Vùng Đông Nam bộ lần thứ năm,áogỡcácđiểmnghẽntạolựcpháttriểnchoVùngĐôngNambộket qua bong da chi tiet Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tiếp tục phát huy những thế mạnh, đồng thời tập trung cho các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực phát triển; đặc biệt là chú trọng dự án giao thông kết nối, thu hút các nguồn lực đầu tư, tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” tạo lực phát triển cho Vùng Đông Nam bộ.
Tăng trưởng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
Chiều qua (2-12), tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị Hội đồng Điều phối Vùng Đông Nam bộ lần thứ năm. Tham dự có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh; lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo các địa phương Vùng Đông Nam bộ. Về phía tỉnh Bình Dương tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị Hội đồng Điều phối Vùng Đông Nam bộ lần thứ năm, diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu chiều 2-12. Ảnh: MINH DUY
Báo cáo của Thường trực Ban điều phối vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cho biết tốc độ tăng trưởng GRDP Vùng Đông Nam bộ năm 2024 ước đạt 6,38%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước ước đạt 6,8%-7%); đứng thứ 4 so với 6 vùng kinh tế trong cả nước. Quy mô GRDP của vùng năm 2024 đạt 3.565,94 ngàn tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người GRDP ước đạt 187,38 triệu đồng/năm, đứng đầu các vùng kinh tế và cao hơn bình quân chung cả nước. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 ước đạt 733,1 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 42,2% tổng thu ngân sách của cả nước, tăng 3,6% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Giá trị xuất khẩu của vùng ước đạt 115,7 tỷ USD, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Vùng Đông Nam bộ tiếp tục dẫn đầu cả nước về cả số dự án và tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện (tính đến hết ngày 31-10-2024), tương ứng 21.174 dự án và hơn 189 tỷ USD. Đến hết ngày 30-11-2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả vùng là 54.060 tỷ đồng/147.650 tỷ đồng, đạt 36,61% kế hoạch.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhyêu cầu trong triển khai các nội dung đã thống nhất tại hội nghị cần phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó. Tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”; “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ thì chỉ bàn làm, không bàn lùi; không để trì trệ, nếu có vướng mắc thì phải đề xuất. Các địa phương trong vùng đều có điều kiện, cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, tăng cường tiết kiệm chi để tập trung cho các dự án lớn với một phần hỗ trợ từ Trung ương. Chính phủ và các bộ, ngành sẽ tập trung rà soát lại các “điểm nghẽn”, nhất là cơ chế, pháp luật liên quan để sớm xây dựng cơ chế chính sách phục vụ phát triển. |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hội nghị nhằm tập trung rà soát, đánh giá việc triển khai các công việc đã thống nhất sau hội nghị lần thứ tư, rút ra các bài học kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo để làm tốt hơn sau mỗi hội nghị, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 vừa qua, thúc đẩy phát triển Vùng Đông Nam bộ với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, toàn diện, bao trùm, chất lượng, bền vững trong giai đoạn tới. Đây là thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng không ít, vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ với Đông Nam bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp rất lớn cho cả nước. “Vùng phải xác định nhiệm vụ tăng trưởng là phải ưu tiên hàng đầu trong năm 2025, trong đó cần chú ý làm mới 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; cần tập trung phát huy các động lực tăng trưởng mới là kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực chíp bán dẫn, trí tuệ thông minh nhân tạo (AI)…”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bình Dương phấn đấu tăng trưởng từ 10% trở lên
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết năm 2024 tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 8,01%, đứng thứ 2/6 địa phương trong Vùng Đông Nam bộ; GRDP bình quân đầu người đạt 182,6 triệu đồng, tăng 13,8 triệu đồng so với năm 2023. Thu ngân sách được 71.234 tỷ đồng, đạt 110% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Bình Dương thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt trên 2 tỷ USD, vượt chỉ tiêu đề ra; kim ngạch xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 24,5 tỷ USD, tăng cao so với năm 2023 và vượt chỉ tiêu. Bình Dương tiếp tục duy trì thặng dư thương mại đạt trên 10 tỷ USD…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát vị trí xây dựng tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tỉnh Bình Dương xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 là phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt từ 10% trở lên; thu ngân sách đạt trên 94.000 tỷ đồng, chi đầu tư công 36.000 tỷ đồng. Bình Dương đầu tư hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, các cầu vượt, nút giao để kết nối thông suốt với TP.Hồ Chí Minh và hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế với danh mục một số công trình cần ưu tiên, tập trung trong năm 2025; tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông nội tỉnh bảo đảm kết nối đồng bộ, thông suốt...
Về việc huy động nguồn lực đầu tư cho các công trình liên kết vùng, tạo bứt phá trong năm 2025, tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cho phép tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành phố trong vùng được giữ lại toàn bộ 100% nguồn thu từ khai thác quỹ đất, cũng như 100% số thu ngân sách vượt so với chỉ tiêu Trung ương giao; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình hoặc các hình thức huy động vốn không phụ thuộc vào hạn mức trần nợ công... để đầu tư mạng lưới metro và đường sắt trên địa bàn tỉnh. Bình Dương cũng kiến nghị điều chỉnh tỷ lệ điều tiết thời kỳ ổn định ngân sách 2026-2030 theo hướng tăng tỷ lệ giữ lại cho địa phương ít nhất 40% để tỉnh đủ nguồn lực tạo tăng trưởng đột phá, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và đạt được các mục tiêu tăng trưởng theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảođảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
MINH DUY
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Thông tin mới nhất vụ tai biến chạy thận ở Nghệ An
- ·Điểm chuẩn các trường khối ngành kinh tế khoảng từ 22 điểm trở lên
- ·Kho bạc Nhà nước Quảng Nam đáp ứng tích cực yêu cầu thu, chi không dùng tiền mặt
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Chuyên gia phân tích nguyên nhân bé bị tử vong trên xe
- ·Triển lãm Vietstock 2024: Sẽ có 8 giải thưởng cho ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam
- ·Phụ huynh dễ nhầm lẫn giữa trường tư thục và trường quốc tế
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chỉ thị tăng cường bình ổn giá cuối năm
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Bão số 3 giật cấp 12 bất ngờ chững lại trên vịnh Bắc Bộ
- ·Đài Loan (Trung Quốc) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với xi măng, clanhke từ Việt Nam
- ·Infographics: Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Hoa Kỳ nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn
- ·Gỡ "rào cản" để kịp "xanh hóa" ngành logistics
- ·Nam thanh niên tử vong vì va chạm với tàu hoả
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Infographics: Chống buôn lậu, gian lận thương mại thu về ngân sách 7.666 tỷ đồng