【tỷ số pisa】Lương không đủ sống, lao động ngành may buộc phải làm thêm giờ
Thông tin trên được bàn luận tại hội thảo "Thu nhập của lao động ngành may tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hướng đến mức lương đủ sống",ươngkhôngđủsốnglaođộngngànhmaybuộcphảilàmthêmgiờtỷ số pisa do Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) phối hợp với các đối tác tổ chức, chiều 11/4.
Lương cơ bản ngành may thấp nhất trong các ngành
Đánh giá về tình hình tiền lương của người lao động trong ngành dệt may hiện nay, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) cho biết, dệt may là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của cơ quan này trong năm 2018 cho thấy một thực tế là dệt may lại là ngành có mức lương cơ bản thấp nhất trong các ngành, với 4,225 triệu đồng.
Theo ông Quảng, nhìn chung đời sống của người lao động trong ngành còn nhiều khó khăn, nhiều công nhân may có mức lương chưa đủ sống. Họ phải chi tiêu dè xẻn và hầu như không có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đình công trong ngành dệt may cao nhất cả nước, chiếm đến 39%.
Ông Quảng không phủ nhận thực tế là những năm vừa qua dù tiền lương của người lao động là có tăng nhưng đời sống của họ không được cải thiện đáng kể. Đa số người lao động cho biết thu nhập chỉ đủ trang trang trải, gặp nhiều khó khăn và buộc phải làm thêm giờ.
Làm rõ hơn về những nguyên nhân dẫn đến việc người lao động trong ngành may không được trả mức lương có thể đủ sống cho bản thân và gia đình, bà Annabel Meurs - Quản lý chương trình Việt Nam của Fair Wear Foundation (Quỹ May mặc bình đẳng) cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: năng suất, thương lượng tập thể về lương chưa phát triển. Đồng thời, dệt may cũng là ngành có tính cạnh tranh toàn cầu, trách nhiệm bị phân mảnh do một nhãn hàng đặt hàng ở nhiều nhà máy hoặc một nhà máy sản xuất cho nhiều nhãn hàng.
“Tuy nhiên một trong những nguyên nhân quan trọng là các nhãn hàng chưa có trách nhiệm đối với vấn đề này, chi phí lao động không được đưa vào trong quá trình đàm phán về giá. Đây là vấn đề của toàn chuỗi cung ứng, của cả chính phủ các nước chứ không phải chỉ là vấn đề của nhà máy sản xuất” - bà Annabel Meurs nói.
Nâng cao trách nhiệm của các nhãn hàng
Trước những thực tế như vậy, ông Lê Đình Quảng cho rằng, đảm bảo mức lương đủ sống cho người lao động không thể thiếu vai trò tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền lương. Đặc biệt là việc tăng cường thanh, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
Ông Quảng cũng chỉ ra rằng, tình trạng doanh nghiệp vi phạm các quy định về tiền lương, làm thêm giờ vẫn còn xảy ra. “Có thể nói tỷ lệ vi phạm làm thêm giờ vượt quá trần quy định của pháp luật lao động, vi phạm tiền lương trong ngành may là lớn nhất” - ông Quảng thông tin. Trong khi đó, thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp đóng vai trò thương lượng, hỗ trợ người lao động song chỉ dừng lại ở mức sao chép các quy định chung chung chứ chưa cụ thể về tiền lương cho người lao động.
Đại diện Tổng LĐLĐVN cũng phân tích thêm, ngành may chủ yếu là gia công. Rất nhiều nhãn hàng trong quá trình đàm phán với các doanh nghiệp đều không tăng tiền nhân công. Do đó, chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm rất ít nên chủ sử dụng lao động không có điều kiện để tăng thu nhập cho người lao động.
“Chúng tôi nghĩ rằng, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới, nâng cao năng suất lao động mà còn phải tiết giảm chi phí khác để quan tâm hơn đến người lao động. Đã đến lúc chúng ta không thể lấy nhân công giá rẻ, đặc biệt là lao động ngành may để thu hút đầu tư cũng như đàm phán các hợp đồng để trả lương cho người lao động. Tới đây, doanh nghiệp cũng phải đưa mức lương đủ sống vào hoạt động thương lượng tiền lương cho người lao động” - ông Quảng nhấn mạnh.
Cũng theo bà Kim Thị Thu Hà – Giám đốc điều hành CDI, cải thiện mức lương đủ sống cho người lao động trong ngành may cần đặt trong bối cảnh các chuỗi cung ứng toàn cầu, bởi vì đây không chỉ là vấn đề có thể giải quyết ở Việt Nam hay các doanh nghiệp trong nước mà đòi hỏi trách nhiệm của các nhãn hàng trong chuỗi cung ứng.
Theo bà, một mặt các nhãn hàng phải gia tăng việc tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động, nhưng mặt khác cũng cần đầu tư về nguồn lực cho các nhà cung cấp nhằm cải tiến năng suất lao động, chi trả thêm thu nhập cho người lao động.
Đồng thời, nhãn hàng cũng cần tính đến mức lương đủ sống cho người lao động trong các đơn giá khi làm việc với các nhà máy, cũng như tăng cường kiểm toán các nhà máy này để đảm bảo tuân thủ lương đủ sống cho người lao động./.
Mai Đan
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·TikToker làm hỏng giá trị buổi công chiếu phim Việt
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác cán bộ
- ·Google chi tiền tấn cho Apple, Samsung để duy trì vị thế độc tôn
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Apple bất ngờ tuyên chiến với mạng xã hội lớn nhất nước Nga
- ·Có gì trên dòng loa tiệc bán chạy trên toàn cầu của JBL?
- ·Gia hạn chế độ ưu tiên đối với Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·iPhone nào sử dụng được tính năng Always
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·iPhone 14 Pro sẽ có thay đổi lớn về màn hình
- ·Viettel bán Samsung Galaxy A01 Core chỉ 1.790.000 đồng
- ·Dịch Covid
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Việt Nam có 16,8 triệu thuê bao Truyền hình trả tiền
- ·Muốn hoạt động quy mô lớn, doanh nghiệp phải chuyển đổi số
- ·iPhone 14 Pro Max vs iPhone 13 Pro Max khác nhau như thế nào
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Cổ phiếu công nghệ đỏ sàn trong ngày Dow giảm 1.200 điểm