【kq bong da dem qua】Hà Nội vượt nhiều chỉ tiêu về kinh tế
GRDP tăng 6,àNộivượtnhiềuchỉtiêuvềkinhtếkq bong da dem qua11%
Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội mới đây, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, theo ước tính, GRDP của TP. Hà Nội tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tếthế giới và trong nước còn nhiều khó khăn.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, kinh tế - xã hội năm 2023 cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, 18/23 chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra, trong đó, có 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch. |
Ước năm 2023, GRDP tăng 6,11%; đầu tưxã hội tăng 9%, vốn FDI gần 2,9 tỷ USD, tăng 62,0%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 10%; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế dự kiến vượt mục tiêu đề ra. Có gần 26.500 doanh nghiệpthành lập mới (tăng 6%).
Thu ngân ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán, đảm bảo cân đối chi ngân sách; Tổng thu dự kiến hơn 400.000 tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20,0% so với năm 2022; Tổng chi dự kiến hơn 102.000 tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán đầu năm (91,1% dự toán điều chỉnh). Kim ngạch xuất khẩu ước 17,3 tỷ USD, tăng 1,0%; Kim ngạch nhập khẩu ước 44,2 tỷ USD, tăng 8,0%...
Công tác quy hoạch và quản lý đô thị được đẩy nhanh tiến độ, nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã xây dựng dự thảo, đang xin ý kiến hoàn thiện. Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị được quan tâm đầu tư (hoàn thành đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và Cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; khởi công đường Vành đai 4…).
Văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực giáo dục, y tếvà tu bổ, tôn tạo di tích dự kiến hết năm 2023 hoàn thành 1.005 công trình (382 cấp TP; 623 cấp huyện); các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội phục hồi mạnh.
Cải cách hành chính, thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” được đẩy mạnh. Chỉ số cải cách hành chính PAR-Index 2022 tăng 7 bậc, Chỉ số SIPAS tiếp tục giữ nguyên thứ hạng. Thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế; Tổ chức triển khai rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình công tác, quy chế làm việc và phương án phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính tại 11 đơn vị.
Bên cạnh kết quả đạt được, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, còn một số tồn tại, hạn chế như: Có 4/23 chỉ tiêu không đạt kế hoạch; vẫn còn nhiều nhiệm vụ chậm tiến độ; chỉ số PCI giảm 10 bậc, PAPI giảm 3 bậc so với năm trước; tình trạng thiếu nước sạch tại một số địa phương, khu vực; tình trạng cháy nổ trên địa bàn TP. Hà Nội còn nhiều nguy cơ, đã xảy ra một số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của....
Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Hà Nội đặt ra nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu tổng quát: Thúc đẩy tăng trưởng gắn với kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô; đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số; tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; hạ tầng số và công nghệ số, ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng TP thông minh... Tiếp tục thực hiện năm chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo và phát triển”.
TP. Hà Nội dự kiến 24 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu, trong đó: GRDP tăng khoảng 6,5-7,0%; CPI dưới 4%; GRDP/người khoảng 160-162 triệu đồng; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5-11,5%; giảm 300-400 số hộ nghèo...
Từ các chỉ tiêu đặt ra, Hà Nội đặt ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2024: Bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong mỗi nội ngành gắn với ứng dụng khoa học công nghệ;
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; xây dựng chính quyền địa phương tinh gọn và hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; nâng cao thứ hạng các chỉ số PAPI, PCI, PARIndex, SIPAS…
Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; trong đó tập trung: công nghiệp văn hóa Thủ đô; hạ tầng số và công nghệ số, ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng TP thông minh...; Thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
Cùng với đó, hoàn thành Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện Luật Thủ đô sửa đổi và triển khai thực hiện sau khi được duyệt;
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương và trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…
Đề xuất mức huy động tối đa cho đầu tư phát triển năm 2024 là 8.050,7 tỷ đồng
Với tình hình thu ngân sách trên địa bàn nêu trên, theo Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải, ước thu ngân sách địa phương được hưởng theo điều tiết năm 2023 trên 109 nghìn tỷ đồng, đạt 110% dự toán. Về công tác điều hành tài chínhngân sách, TP. Hà Nội đã ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước.
Về thu ngân sách, Thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, đôn đốc thu hồi nợ thuế, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách; triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất.
Về chi ngân sách, TP. Hà Nội đảm bảo nguồn lực thực hiện chi đầu tư phát triển và kinh phí cho các cấp các ngành thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các dự ántrọng điểm như đường Vành đai 4, các dự án giao thông, các dự án thuộc kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực (y tế, di tích và giáo dục)...; đẩy mạnh các giải pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Xây dựng và trình HĐND TP. Hà Nội ban hành kịp thời các chính sách phục vụ các nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; ban hành quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đặt hàng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP. Hà Nội.
Về dự toán thu, chi ngân sách năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 408.547 tỷ đồng, cao hơn dự toán Thủ tướng Chính phủ giao 17 tỷ đồng, tăng 2% so với ước thực hiện năm 2023. Thu ngân sách địa phương đạt 145.253 tỷ đồng.
Chi ngân sách địa phương là 146.429 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao do tăng chi thường xuyên từ nguồn thu viện trợ không hoàn lại. Dự toán chi ngân sách cấp TP năm 2024 là 98.680 tỷ đồng, tăng 38,6% so với dự toán năm 2023.
Đối với một số vấn đề cụ thể xin ý kiến, ông Hà Minh Hải đề xuất mức huy động tối đa cho đầu tư phát triển năm 2024 là 8.050,7 tỷ đồng. Đồng thời, cho phép sử dụng 6.500 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư theo cơ chế tài chính đặc thù quy định tại Nghị quyết 115/2020/QH14 và chưa huy động nguồn vay trong nước theo hạn mức Thủ tướng Chính phủ giao 6.500 tỷ đồng.
Thực hiện cơ chế thưởng cho ngân sách các quận, huyện, thị xã tối đa 30% số thu thuế, phí, lệ phí được điều tiết về ngân sách cấp TP hưởng. Sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương còn dư của 10 quận, huyện để bố trí chi đầu tư phát triển 5.035 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội.
Hỗ trợ chi thường xuyên cho các Ban Quản lý dự án Thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội không đủ nguồn tài chính để thực hiện chính sách tinh giản biên chế, Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi để thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, xã hội.
Đề xuất giao bổ sung dự toán thu, chi từ nguồn thu phí năm 2023 cho Sở Xây dựng thực hiện do quy định về các khoản thu phí này mới được ban hành trong năm 2023.
Hỗ trợ giá nước từ ngân sách địa phương cho hoạt động cấp nước sạch tại một số địa bàn khó khăn (thị trấn Chi Đông và Quang Minh, huyện Mê Linh) và người dân khu vực ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tại các khu xử lý rác thải theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, dự kiến thu ngân sách của TP. Hà Nội 3 năm, giai đoạn 2024-2026, khoảng 1.245.149 tỷ đồng. Dự kiến tổng chi ngân sách 3 năm (2024-2026) là 495.153 tỷ đồng (chi cân đối ngân sách địa phương là 463.283 tỷ đồng), trong đó, dự kiến Chi đầu tư phát triển là 286.572 tỷ đồng; Chi thường xuyên là 180.834 tỷ đồng; Dự kiến bội chi ngân sách TP. Hà Nội cả giai đoạn 2024-2026 là 60.734 tỷ đồng.
(责任编辑:La liga)
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa tại Kho nhà máy viên năng lượng Cam Lộ
- ·Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh bị truy thu và phạt gần 300 triệu đồng tiền thuế
- ·Thu nộp NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu có xu hướng giảm dần
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024
- ·Cổ phiếu Masan giảm 3.100 đồng, Techcombank tăng mạnh
- ·Quy định cụ thể về kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK và phương tiện XNC
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách đạt mốc mới hơn 14.225 tỷ đồng
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Đề nghị Bộ Y tế khắc phục lỗi liên quan đến thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu
- ·Chi cục Kiểm định Hải quan khu vực Cái Mép – Thị Vải chính thức đi vào hoạt động
- ·Trung Quốc ồ ạt mua tôm cá nhưng giảm ‘ăn hàng’ của Việt Nam
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Đồng Nai: Nhiều giải pháp tăng thu trong bối cảnh thu xuất nhập khẩu gặp khó
- ·Rà soát toàn diện, không để một cá nhân có nhiều mã số thuế
- ·Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ
- ·Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- ·Người Việt chi 1,6 tỷ USD nhập điện thoại iPhone