【keo mha cai】Bộ Công Thương nói lý do nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào
Quang cảnh buổi họp. |
Tại hội nghị cung cấp một số thông tin tình hình sản xuất điện và tiến độ đàm phán giá mua điện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp ngày 26/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, hiện Việt Nam đang ở giai đoạn cuối mùa khô, nhu cầu sử dụng điện ngày nắng nóng tăng cao. Vào thời điểm này trong năm, lượng nước xuống thấp làm công suất sản xuất điện của các nhà máy giảm đi. Năm nay, nguồn nước về thấp, dòng chảy so với trung bình nhiều năm chỉ đạt 20%, cá biệt có nhiều hồ còn thấp hơn. Trong khi đó, nền nhiệt luôn ở mức tương đối cao.
Qua theo dõi của Bộ Công Thương, phụ tải 4 tháng đầu năm tăng tương đối nhẹ, tháng 5 theo kế hoạch sản lượng trung bình là 808 triệu kWh/ ngày, tuy nhiên tính đến hết ngày 25/5 sản lượng điện trung bình ngày của cả nước lên đến 818 triệu kWh/ngày (tăng 8%) và phụ tải toàn hệ thống điện quốc gia ngày 19/5/2023 vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục mới xấp xỉ 924 triệu kWh/ngày, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 10,5% so với cùng kỳ tháng 5/2022; công suất tiêu thụ cực đại đạt 44.666 MW, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 9% so với cùng kỳ tháng 5/2022.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị nguồn cũng gặp khó khăn, một số tổ máy công suất lớn đang phải sửa chữa kéo dài như tổ máy số 2 của Nghi Sơn (Thanh Hóa), tổ máy S1 Nhà máy Vũng Áng1 đang tiếp tục sửa; tổ máy S6 của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại rồi của Nhiệt điện Cẩm Phả…với tổng công suất thiếu hụt lên tới gần 2.000MW.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng cho rằng, sau nhiều giải pháp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến giờ Bộ Công Thương và EVN đã làm tương đối tốt.
Giải pháp đầu tiên, các đơn vị đã đảm bảo vận hành tin cậy của các nhà máy điện, trong đó Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã vận hành 1 tổ máy chạy đủ công suất, còn một tổ máy đang sửa bơm cấp và quạt khói nhánh B.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã đôn đốc các hợp đồng cung cấp than, trong trường hợp than chưa đủ, vay than của đơn vị khác, đơn cử như điều chuyển 200.000 tấn than của Nhiệt điện Phả Lại sang cho Nhiệt điện Hải Phòng… các tổ máy chạy khí suy giảm được chuyển sang chạy dầu. Mặc dù giải pháp này tương đối đắt tiền nhưng đây là giải pháp trong bối cảnh này.
Về việc Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, sản lượng điện nhập khẩu từ Lào, Trung Quốc tương đối nhỏ. Việc nhập khẩu điện của Trung Quốc, Lào không phải mới, đã được thực hiện từ nhiều năm trước. Trong đó, nhập khẩu điện từ Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 2005.
Việc nhập khẩu điện là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị - kinh tế của Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn của quốc gia và được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia từng thời kỳ. Việc nhập khẩu điện được tính toán kỹ lưỡng các kịch bản nhằm đảm bảo việc nhập khẩu tỉ trọng nhỏ, đảm bảo tự chủ, an ninh năng lượng quốc gia và phù hợp với các điều kiện quan hệ chính trị - kinh tế -thương mại với các nước trong khu vực.
Đối với nguồn năng lượng điện tái tạo, tính đến 10 giờ sáng ngày 26/5/2023, đã có 52/85 dự án năng lượng tái tạo chưa có giá gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.
Trong số này có 39 dự án với công suất 2.363 MW đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương), trong đó có 19 dự án (hoặc một phần dự án) đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký Hợp đồng mua bán điện (PPA).
“Hiện đến thời điểm này mới có 5 dự án đã hoàn thành mọi thủ tục, hồ sơ để huy động với tổng công suất 303 MW”, lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin.
Ngoài ra, có 16 dự án đã nối lưới, đã và đang tiến hành thử nghiệm; 19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/ một phần công trình; 17 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy.
Theo số liệu của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cho thấy, mấy ngày gần đây lưới điện quốc gia hấp thụ khoảng 100 triệu kWh năng lượng tái tạo tương đương 1/9 sản lượng điện của hệ thống, cá biệt ngày 25/5 sản lượng điện năng lượng tái tạo lên đến 106 triệu kWh/ngày, như vậy là tương đối lớn. Tuy nhiên vừa rồi sản lượng gió nhiều thời điểm xuống thấp, sản lượng chỉ đạt 5,6% tổng công suất lắp đặt.
Cũng theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đảm bảo 3 nguyên tắc chính: việc giải quyết phải đúng các quy định của pháp luật; phải trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; giá điện và chi phí truyền tải hợp lý, nếu cao quá thì lợi ích của xã hội bị ảnh hưởng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Sở TT&TT Bình Dương nỗ lực cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số
- ·Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp Mỹ kìm kẹp
- ·Từ bánh mì chuyển ngữ của Doraemon đến AI trên Samsung Galaxy S24
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Giá iPad Pro mới gần 80 triệu đồng cho phiên bản cao cấp nhất
- ·Hơn 95,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 7 tháng
- ·Meta mất 200 tỷ USD vốn hóa vì tham vọng của Mark Zuckerberg
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Người dùng iPhone sẽ được sử dụng tính năng sửa ảnh bằng AI miễn phí của Google
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Apple vá lỗi ảnh đã xóa vẫn xuất hiện trên iPhone
- ·FPT Smart Cloud tăng gấp đôi nguồn lực hỗ trợ startup công nghệ
- ·Giải ‘bài toán’ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng cho ngành sản xuất
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Bưu điện Việt Nam sẵn sàng cho kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5/2024
- ·May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
- ·Doanh nghiệp Singapore sang Việt Nam tìm nguồn hàng thủy sản
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3