【nhà cái uy tín city】Giám sát quản lý Nhà nước trên lĩnh vực sản xuất
(CMO) Sản xuất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, được bà con cử tri quan tâm nhiều nhất. Chính vì vậy, vấn đề quản lý môi trường, vật tư trong nuôi tôm, chất lượng con giống, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức sản xuất, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá cả đầu ra... luôn mang tính thời sự nóng bỏng.
Cùng với tìm hiểu, ghi nhận những bức xúc, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, đại biểu HĐND các cấp còn là cầu nối để phản ánh, đề xuất các cấp, các ngành có giải pháp thực hiện. Đồng thời, tích cực giám sát việc thực hiện các giải pháp ấy để thông tin, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân.
Nghị quyết HĐND huyện Phú Tân về sản xuất năm 2019 có nhiều điểm đột phá đáng chú ý, trong đó tăng cường giám sát việc quản lý Nhà nước về sản xuất được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu đặt ra là phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững và hiệu quả, từng bước hình thành những vùng nuôi tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm kiểm soát và xử lý kịp thời dịch bệnh trên tôm nuôi...
Nâng cao hiệu quả quản lý
Để thực hiện đạt mục tiêu này, khâu quan trọng và chủ đạo là tăng cường phát huy vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực sản xuất. Ở đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, đảm bảo các điều kiện để phát triển sản xuất như: Xây dựng, củng cố hình thức tổ chức sản xuất; Chuyển giao kỹ thuật, phát triển hạ tầng thuỷ lợi; Nhân rộng mô hình hiệu quả; Điều kiện vốn liếng... chọn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực nhằm sản xuất, quảng bá và cung cấp thường xuyên phục vụ tiêu dùng.
Để đảm bảo sản xuất phát triển, huyện Phú Tân tập trung cao cho khâu quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao. Vấn đề được quan tâm chú trọng là đảm bảo môi trường, xả thải trong nuôi tôm cũng như an toàn về điện. Đây là 2 vấn đề trọng tâm bởi nếu không kiểm soát chặt chẽ, chất thải trong nuôi tôm chưa qua xử lý của một vài hộ lén lút xả thẳng ra môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn héc-ta đất sản xuất trong khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Theo đó, hệ thống điện không đảm bảo sẽ là mối nguy hiểm đến tính mạng của con người: Riêng huyện Phú Tân, có 5 vụ tai nạn về điện xảy ra trong năm 2018, làm chết 5 người do bất cẩn trong nuôi tôm.
Lãnh đạo huyện Phú Tân kiểm tra tôm nuôi siêu thâm canh. |
Do đó, HĐND các cấp trong huyện luôn quan tâm giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm. Đó là việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện quy định về thiết kế xây dựng ao đầm đảm bảo an toàn về điện và hệ thống xử lý chất thải, khuyến khích áp dụng kỹ thuật mới để xử lý chất thải trong nuôi tôm.
Trước hết là kiểm tra, rà soát và hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra, nhắc nhở để hộ nuôi tôm thực hiện.
Đến nay, huyện Phú Tân có 430 ha ao đầm nuôi tôm siêu thâm canh. Con số này tăng gấp đôi so với cùng thời điểm năm 2018. Diện tích nuôi tự phát không theo quy hoạch rất khó kiểm soát và còn nhiều trường hợp chưa đảm bảo theo các quy định của Nhà nước. Qua kiểm tra thực tế 368 hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện, có đến 147 hộ nuôi chưa đảm bảo quy trình, kể cả hệ thống xử lý nước thải và an toàn về điện, chiếm gần 40%. Huyện tổ chức kiểm tra đột xuất 10 hộ nuôi tôm, lấy 3 mẫu nước để phân tích thì chỉ số ô nhiễm đều vượt so quy định. Công tác quản lý trên lĩnh vực này thời gian qua chủ yếu tập trung kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện theo quy trình. Việc xử lý có thực hiện nhưng chưa nhiều, nhất là những trường hợp xả thải trực tiếp. Chính vì vậy, năm 2019, huyện Phú Tân tăng cường thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời và xử lý mang tính răn đe, bảo đảm cho sản xuất bền vững và tính mạng con người. Trước mắt, nếu cố tình vi phạm sẽ cắt áp giá, cắt điện hoặc xử lý hành chính theo quy định.
Đây cũng là vấn đề nóng được thảo luận, chất vấn, bàn bạc sôi nổi tại kỳ họp HĐND huyện cuối năm 2018.
Tăng cường chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất
Chuyển giao kỹ thuật sản xuất và nhân rộng những mô hình làm ăn hiệu quả là biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Năm qua, huyện Phú Tân tập huấn, trang bị kỹ thuật sản xuất cho hơn 2.200 nông dân, khâu tập huấn đi sâu vào thực hành trực tiếp trên mô hình sản xuất. Qua đó, hội thảo nhân rộng hoặc rút kinh nghiệm. Đã qua, một số loại hình nuôi theo kỹ thuật mới phát huy hiệu quả tích cực, trong đó nổi bật là nuôi tôm trên đầm nổi, nuôi theo công nghệ biofloc.
Ông Nguyễn Văn Nơi, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, là một trong những hộ thực hiện hiệu quả hình thức nuôi bằng đầm nổi. Đặc điểm của loại hình này là làm đầm nổi trên mặt đất không cần phải đào cuốc như trước. Bao quanh đầm chủ yếu sử dụng khung sườn sắt lắp ghép và trải bạt. Ông Nơi cũng thiết kế đầm theo hình tròn để tiết kiệm quạt nước, ông vừa thu hoạch vụ tôm nuôi đầu tiên. Sản lượng trên 2 đầm nổi này hơn 6 tấn tôm loại trên 100 con/kg. Quá trình nuôi này chi phí sẽ giảm khoảng 10-20%.
Về cơ bản, loại hình nuôi này cũng áp dụng quy trình kỹ thuật giống như nuôi siêu thâm canh bình thường, năng suất thu hoạch cũng tương đương, với khoảng 70-80 tấn/ha. Song, yếu tố cơ bản là tiết kiệm được chi phí và dễ quản lý ao đầm hơn, đây là yếu tố then chốt để tăng hiệu quả và từng bước hướng đến chuyên môn hoá trong sản xuất.
Theo ông Trần Tấn Nhã, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận, nuôi tôm theo công nghệ biofloc yếu tố chính là nâng cao kỹ thuật, đầu tư hợp lý. Yếu tố quan trọng là quản lý tốt môi trường, giảm thay nước, giảm hệ số thức ăn…Từ đó, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sạch cho tôm nuôi.
Cùng với tạo điều kiện nhân rộng mô hình hiệu quả, HĐND huyện Phú Tân làm tốt công tác giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án khoa học - công nghệ. Một số mô hình phát huy tốt hiệu quả như: Nuôi tôm biofloc, nuôi cá mú trân châu, nuôi lươn không bùn... nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn, nâng cao đời sống cho người dân.
Theo đó, huyện tập trung giám sát chất lượng thi công các công trình thuỷ lợi, năm qua đã hoàn thiện hơn 152 km, giá trị đầu tư hơn 31,5 tỷ đồng. Đồng thời, củng cố để hoạt động hiệu quả 23 hợp tác xã và 111 tổ hợp tác, với trên 1.400 thành viên tham gia.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 được xác định là tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác xây dựng hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất. Nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường, nhất là trong sản xuất và đời sống. Thực hiện thường xuyên và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về môi trường, tích cực chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất và làm cầu nối để hỗ trợ người dân./.
Quốc Hiệp
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Tiêm kích Nga xuất kích, tiêu diệt hàng trăm tay súng ở Syria
- ·Huy động trái phiếu ‘cháy hàng’ trên tất cả các kỳ hạn
- ·Đà tăng vẫn tốt, VN
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·KSB bán dự án Bình Đức Tiến
- ·Kết quả bóng đá Arsenal 2
- ·Slovakia dự báo Ukraine mất 1/3 lãnh thổ, EU phê duyệt gói trừng phạt Nga thứ 15
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Vợ chồng điệp viên nằm vùng Nga kể chuyện bí mật hồi hương
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Tiêm kích Nga xuất kích, tiêu diệt hàng trăm tay súng ở Syria
- ·Cổ đông lớn của VPC bị phạt mua mà không báo cáo
- ·Đấu giá thành công hơn 3,7 triệu cổ phần của Cà phê Phước An
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Arsenal vs Leicester: Martinelli và sức mạnh tình yêu
- ·Chương trình DN ưu tiên: DN Việt còn ít mặn mà
- ·Chậm công bố thông tin, Công ty CP Quản lý quỹ Sài Gòn bị phạt
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Quỹ IB bị phạt 85 triệu đồng vì vấn đề nhân sự