【câu lạc bộ ý】Cổ phần hóa doanh nghiệp nông, lâm còn nhiều vướng mắc
Vừa qua,ổphầnhoacuteadoanhnghiệpnocircnglacircmcogravennhiềuvướngmắcâu lạc bộ ý Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố dự thảo nghị định để thay thế 2 nghị định trên, nhằm đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm - nông nghiệp. Tuy nhiên, dự thảo nghị định này vừa được công bố đã nhận được sự phản ứng mạnh của dư luận.
Thứ nhất,vì đây là hai lĩnh vực có tính đặc thù riêng biệt. Các doanh nghiệp lâm nghiệp có đối tượng là các hệ sinh thái rừng, với chu kỳ sản xuất lâu năm, nhất là rừng tự nhiên và rừng trồng, đều có giá trị dịch vụ môi trường rừng rất lớn và tỷ trọng của các giá trị này so giá trị lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) ngày càng tăng, được xã hội thừa nhận. Trong khi đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp không giống với các doanh nghiệp lâm nghiệp, nhưng dự thảo nghị định lại gộp hai loại hình doanh nghiệp này để điều chỉnh là không phù hợp.
Thứ hai,trong nội dung của dự thảo nghị định này còn quá nhiều quy định đưa ra chưa hợp lý. Cụ thể là tại Điều 3, Khoản 4 có ghi: Tạo thêm việc làm và thu nhập, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, công ty và người lao động. Nếu quy định trên chỉ dừng ở đây thì chưa giải quyết được vấn đề cơ bản hiện nay. Đó là nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của nông dân và cộng đồng dân cư sống trong vùng liền kề ở các công ty lâm nghiệp. Vì vậy, quy định trong nghị định mới cần đảm bảo việc hài hòa lợi ích nhà nước, công ty và cộng đồng dân cư ở địa phương. Nếu không có nguyên tắc này sẽ không chấm dứt được mâu thuẫn về sử dụng đất lâm nghiệp hiện nay ở các vùng trung du, miền núi. Và điều này cũng có nghĩa là những khiếu kiện về đất đai sẽ còn tiếp diễn ở nhiều nơi.
Thứ ba,trong nội dung ở Điều 12 của dự thảo nghị định có quy định việc thúc đẩy thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên để gắn kết phát triển vùng nguyên liệu của công ty và người dân trong vùng với sự phát triển công nghiệp chế biến và thị trường. Điều này rất khó khả thi vì bản thân các công ty lâm nghiệp đang cần cổ phần hóa để thu hút vốn đầu tư nên khó có điều kiện thu hút các thành phần kinh tế khác cùng liên doanh liên kết. Chỉ có công ty chế biến gỗ lớn và có điều kiện là trung tâm mới thu hút công ty lâm nghiệp. Nhưng đó lại thuộc kinh tế tư nhân, hoặc FDI... và không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị định này.
Thứ tư,tại Điểm b, Khoản 2, Điều 15 của dự thảo nghị định có quy định: Diện tích đất bị lấn, chiếm, các hộ gia đình, cá nhân đã sản xuất ổn định, có hiệu quả nếu công ty không còn nhu cầu sử dụng và không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất của công ty thì trả lại cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy, nếu khi không thực sự có nhu cầu, nhưng nhiều công ty vẫn nói rằng họ có nhu cầu để đòi lại đất từ dân thì giải quyết vấn đề này như thế nào? Chính vì vậy, ở đây cần đưa ra một nguyên tắc là trước khi xem xét giải quyết tranh chấp giữa người dân và công ty lâm nghiệp, đối tượng được ưu tiên phải là người dân. Bên cạnh đó, đặc thù lao động của các công ty lâm nghiệp là đối tượng được thuê bên ngoài rất nhiều, chiếm trên 50% tổng nhu cầu lao động, nhất là đối với công ty lâm nghiệp trồng rừng. Do đó, trong dự thảo nghị định cần bổ sung quy định để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động được thuê khoán ổn định, lâu dài, đặc biệt khi cổ phần hóa công ty lâm nghiệp rừng trồng.
Thứ năm,tại Điều 11 trong dự thảo nghị định có quy định cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp thì chủ yếu đối với các công ty có rừng sản xuất là rừng trồng và đối với các công ty này, Nhà nước nắm giữ cổ phần từ 65% vốn điều lệ trở lên. Ở đây có vấn đề đặt ra là dự thảo nghị định căn cứ trên cơ sở nào để đưa ra quy định như vậy, có nhất thiết phải để Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ trở lên trong trường hợp này hay không? Trong khi đó, tại Khoản 2 cũng của điều này thì dự thảo nghị định lại đưa ra quy định: Những công ty chủ yếu sản xuất giống cây lâm nghiệp và dịch vụ nông lâm thì nhà nước không giữ cổ phần chi phối, thậm chí không giữ cổ phần.
Trên đây là những bất cập trong dự thảo nghị định về cổ phần hóa các doanh nghiệp lâm nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, ngành và nhân dân. Những ý kiến trên không ngoài mục đích giúp các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện dự thảo nghị định để khi Chính phủ ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống.
Minh Nhật
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·Đồng tiền ảo Bitcoin có thể thất thế dần trong năm 2019
- ·Xuất khẩu hạt điều mang về 2,6 tỷ USD
- ·Ấn Độ đứng đầu thế giới về lượng kiều hối với 80 tỷ USD
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Pháp công bố kế hoạch đánh thuế các hãng công nghệ lớn
- ·Giá dầu trên thị trường thế giới giảm trước thềm cuộc họp của OPEC
- ·Trốn gầm giường bắt quả tang vợ dẫn bồ về, chồng nhận cái kết chua chát
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Kim ngạch thương mại Iran với EU tăng vọt lên gần 17 tỷ USD
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Tinh hoa võ cổ truyền kết hợp nhạc nước hiện đại tại MerryLand Quy Nhơn
- ·Những điều kiêng kỵ và nên làm trong Tết Đoan Ngọ năm 2022
- ·Vĩnh Phúc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Chân dung bạn gái xinh đẹp của tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng
- ·Châu Âu tốn hơn 60 tỷ Euro chi phí y tế vì ô nhiễm khí thải ôtô
- ·Chú rể Ấn Độ mải tiệc tùng, cô dâu cưới người khác
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Sự phát triển vững chãi của kinh tế Việt Nam