【kết quả darmstadt】Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững
(CMO) Phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản với cơ cấu tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản; sản xuất an toàn, hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống ngư dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 (Chương trình).
Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 là cắt giảm 10% hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi so với năm 2020; xác định sản lượng cho phép khai thác theo loài đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương.
100% các tỉnh, thành phố ven biển xác định hạn ngạch tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý; 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và được cung cấp bản tin dự báo ngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả.
Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thuỷ sản 2017. Ảnh: LT |
Xây dựng được ít nhất 3 mô hình, dự án thí điểm
Chương trình cũng đặt mục tiêu các địa phương xây dựng được ít nhất 03 mô hình, dự án thí điểm thuộc một trong những dự án, mô hình về: (i) Chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực; (ii) Mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản; (iii) Mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.
Thực hiện giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác và nguyên liệu hải sản nhập khẩu; 100% tàu cá được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Hoàn thiện và cập nhật, khai thác và quản lý hiệu quả Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) trên toàn quốc; xây dựng và triển khai mô hình quản trị sổ hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.
Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh
Một trong các nhiệm vụ của Chương trình là phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tham gia tích cực, phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân trong chuỗi giá trị sản xuất khai thác thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác. Khuyến khích, vận động thành lập Hội, Hiệp hội thương lái, nậu vựa tại địa phương.
Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề, từng địa phương.
Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề, phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng nghề cá ven biển phù hợp với đặc thù của địa phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nhất là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống của cộng đồng ngư dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới.
Xử lý nghiêm đối với các tàu cá “3 không”
Nhiệm vụ khác của Chương trình là tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản. Cụ thể, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thuỷ sản 2017.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các tàu cá “3 không”: không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm. Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản nhất là đối với các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); đánh bắt sai vùng, sai tuyến.
Tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý đối với hoạt động sửa chữa, đóng mới, cải hoán tàu cá, nhất là các doanh nghiệp sửa chữa, đóng mới cải hoán tàu cá liên vùng.
Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định về cấm khai thác, tạm ngừng khai thác có thời hạn, vùng cấm khai thác, cấm theo nghề tại một số vùng biển, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản./.
Theo baochinhphu.vn
(责任编辑:La liga)
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Quảng Bình tiêu hủy bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Đi gửi tiền tiết kiệm có phải mang căn cước công dân?
- ·Giải thưởng Bảo Sơn: Hành trình 'đãi cát tìm vàng'
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Quảng Bình tiêu hủy bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Ngân hàng đua nhau giảm, lãi suất cho vay mua nhà thấp kỷ lục
- ·Thanh Hóa tiêu hủy hơn nửa tấn măng khô không rõ nguồn gốc
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Giá cà phê hôm nay 13/10: Đồng loạt giảm
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Những rủi ro khi sử dụng mã OTP và cách bảo vệ
- ·Giá vàng hôm nay 16/10: Tiếp tục giảm nhẹ
- ·Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có Tổng giám đốc mới
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Giá cà phê hôm nay 16/10: Trong nước tăng, thế giới giảm
- ·Vì sao giá 1 tấn cau tươi bằng cả lượng vàng?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/10: Tăng, giảm trái chiều
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Giá vàng nhẫn lập đỉnh mới, tiến gần 86 triệu đồng/lượng