【chuyên gia nhận định】"Bom nợ" Evergrande bất ngờ thông tin sẽ tái khởi động 46 dự án bất động sản trên khắp Trung Quốc
"Bom nợ" Evergrande bất ngờ thông tin sẽ tái khởi động 46 dự án bất động sản trên khắp Trung Quốc
Mặc dù còn đến 800 dự án còn dang dở khắp Trung Quốc cùng khối nợ lên đến 300 tỷ USD nhưng tập đoàn vẫn tuyên bố khởi động lại 46 công trình trên mạng xã hội WeChat. Động thái dường như là nỗ lực để trấn an các nhà đầu tư của mình về khả năng phục hồi của Evergrande.
Với khoản nợ khổng lồ lên đến hơn 300 tỷ USD,ợEvergrandebấtngờthôngtinsẽtáikhởiđộngdựánbấtđộngsảntrênkhắpTrungQuốchuyên gia nhận định Evergrandehiện là doanh nghiệp nợ nhiều nhất thế giới. Tập đoàn này đã chính thức không thể trả nổi hai khoản lãi trái phiếu trị giá 83,5 triệu USD và 47,5 triệu USD đến hạn tương ứng ngày 23/9 và 29/9, trong khi còn đến 3 khoản lãi phải trả liên tiếp cho mỗi tháng cuối năm nay. Điều này dấy lên lo sợ trong số nhà đầu tư tại Evergrande khi công ty đứng bên bờ vực phá sản.
Nghi ngờ về tuyên bố của Evergrande
Tờ Business Insider tỏ ra nghi ngờ về những nội dung đăng tải của Evergrande. Khi phóng viên tờ này tìm kiếm trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc tương tự như Twitter, đã không tìm thấy bức ảnh hay video nào về công trường đang thi công do người dùng cá nhân của Weibo ghi lại.
“Bàn giao nhà là cam kết của Evergrande đối với mỗi khách hàng, và là nghĩa vụ chúng tôi phải hoàn thành”, văn phòng Thâm Quyến viết trong bài đăng ngày 29/9. Trước nghi ngờ của tờ Business Insider, người phát ngôn của Evergrande cho biết: “Công ty hiện đang làm mọi cách để thúc đẩy trở lại thi công dự án, và các công trình đủ điều kiện ở nhiều vùng đang dần trở lại hoạt động”.
Theo tờ Nikkei Asian Review, phép thử thực sự đối với khủng hoảng dòng tiền của Evergrande sẽ diễn ra vào năm sau, khi khoản nợ lên đến 7,6 tỷ USD trên 6 loại trái phiếu đến kỳ đáo hạn. Việc chính phủ có ra tay cứu Evergrande hay không sẽ quyết định “khoảng khắc Lehman Brothers” có xảy đến ở Trung Quốc.
Động thái trấn an yếu ớt
Không có bất kỳ thông báo nào về việc không thể trả các khoản lãi đến hạn tháng trước, Evergrande lại cố gắng để khôi phục niềm tin của người mua nhà thông qua các bài đăng trên tài khoản chính thức của mình trên WeChat. Các văn phòng ở Quý Châu, Thâm Quyến và Đồng bằng Sông Châu Giang đều cho biết các hoạt động xây dựng của công ty vẫn đang được tiến hành.
Cụ thể, bài đăng ngày 28/9 của văn phòng Đồng bằng sông Châu Giang cho biết, hoạt động xây dựng được tiếp tục tại các công trình ở ba thành phố Phật Sơn, Hà Nguyên và Thanh Viễn thuộc tỉnh Quảng Đông. Ảnh chụp các công nhân đang thi công được đăng tải kèm theo có đánh dấu thời gian là buổi sáng ngày 24/9.
“Chúng tôi đang đi đúng hướng với sứ mệnh của công ty, và sẽ không làm mọi người thất vọng”, bài đăng của văn phòng Đồng bằng sông Châu Giang cam kết.
Tương tự, ngày 29/9, văn phòng tại Quý Châu cũng đăng trên WeChat cho biết 16 công trình xây dựng khác nhau trong tỷnh cũng quay lại thi công từ ngày 26/9. Văn phòng Thâm Quyến của Evergrande cũng đăng bài cho biết công nhân đã trở lại làm việc trên 10 công trường trong tỷnh kể từ 29/9.
Nợ ngổn ngang, công trình dang dở
Nhiều tài sản của công ty, bao gồm cả sân vận động hình hoa sen với mức đầu tư 1,8 tỷ USD ở Quảng Châu, vẫn chưa được hoàn thiện. Hầu hết 800 dự án của Evergrande trên khắp Trung Quốc đều gặp trở ngại lớn trong thi công từ mùa hè đến nay. 1,6 triệu căn hộ thuộc nhiều dự án nhà ở đã nhận đặt cọc, nhưng không biết số phận thế nào.
“Chúng lo rằng nếu Evergrande phá sản, tài sản bị đóng băng, chúng tôi sẽ mất nhà”, Tan Liangliang, một thành viên trong của nhóm tập hợp trên mạng xã hội gồm 200 người mua nhà tại dự án Evergrande Oasis Lạc Dương lo lắng.
Không chỉ người mua nhà, Evergrande còn vay mượn khắp nơi, từ ngân hàng Trung Quốc, quỹ đầu cơ nước ngoài, các nhà đầu tư ngoại quốc đến giới đầu tư bán lẻ trong nước, các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, thậm chí cả nhân viên. “Đi lạc quá xa khỏi lĩnh vực kinh doanh cốt cõi”, theo nhà phân tích Mattie Bekink, thuộc đơn vị nghiên cứu kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist, là nguyên nhân khiến công ty sa lầy vào nợ nần.
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Tài xế tông thẳng đám đông giữa chợ ở Đồng Nai
- ·Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh kết nối cộng đồng doanh nghiệp
- ·Cuộc hòa đàm đầy khó khăn
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Tổng thống Mỹ ký lệnh trừng phạt Triều Tiên
- ·Xem xét chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp CNTT
- ·Cuộc khủng hoảng chính trị tại Brazil tiếp tục gay gắt
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Tàu hải quân Singapore thăm Cam Ranh
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và Hoa Kỳ
- ·Công an Việt Nam
- ·Nhân sự mới Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·WB: Kinh tế Việt Nam có nhiều triển vọng tích cực
- ·USKI: Triều Tiên sắp đưa vào sử dụng Hệ thống tên lửa SLBM
- ·Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Mưa lũ gây thiệt hại cho Quảng Ninh ước gần 2.200 tỷ đồng
- TP. Hồ Chí Minh phát hiện số lượng lớn hàng hiệu giả mạo nhãn hiệu
- Chilê vô địch Copa America Centenario 2016
- Ô nhiễm không khí ở mức độ nguy hại, Bộ Y tế khuyên người dân hạn chế ra ngoài
- Thừa Thiên Huế phát hiện, bắt giữ ô tô vận chuyển hàng hóa nhập lậu
- Đội bóng xã Tân Long đoạt giải nhất
- Lào Cai: Phối hợp ngăn chặn buôn lậu ngay từ biên giới
- Bắt giữ xe container chở gần 12 tấn nội tạng động vật tại Hà Tĩnh
- TP. Hồ Chí Minh phát hiện số lượng lớn hàng hiệu giả mạo nhãn hiệu
- Tịch thu 2.000 chai sữa tắm không có nguồn gốc tại An Giang
- Cô gái 21 tuổi mất tích vào mùng 7 Tết, căn phòng thấy thi thể sặc mùi dầu gió