【lamphun warrior fc】Nền kinh tế khó có thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn
Nền kinh tếdần lấy lại đà tăng trưởng
Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2023,ềnkinhtếkhócóthểchuyểnbiếnnhanhtrongngắnhạlamphun warrior fc Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù vẫn còn phải đối mặt với khó khăn, tình hình kinh tế tháng Tám và 8 tháng tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu, chỉ số chuyển biến tích cực hơn qua từng tháng, tạo đà cho quý III và cả năm.
Trong đó, một trong những điểm tích cực tiếp tục được nhấn mạnh, đó chính là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Ngoài tốc độ tăng CPI tiếp tục xu hướng giảm, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định thì một thông tin quan trọng là kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 8 tiếp tục xu hướng tăng so với tháng trước, ước lần lượt tăng 6,7%, 7,7%, 5,7%.
8 tháng, ước xuất siêu 20,19 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước là 5,26 tỷ USD. Cùng với đó, nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát theo chỉ tiêu của Quốc hội. Tổng vốn đầu tưnước ngoài đăng ký 8 tháng đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 42,35% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (39,15%) với số tuyệt đối cao hơn khoảng 87.000 tỷ đồng.
Một điểm tích cực tiếp theo, là hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục chuyển biến. Trong đó, sản xuất nông nghiệp duy trì đà tăng khá; khu vực dịch vụ tăng nhanh; sản xuất công nghiệp tháng sau tích cực hơn tháng trước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2023. |
Cụ thể, chỉ số sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp tháng Tám tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng lần lượt là 4,5% và 3,5%; nhiều địa bàn công nghiệp trọng điểm phục hồi tích cực hơn hoặc duy trì đà tăng nhanh.
Hơn thế, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lần đầu tiên kể từ tháng Ba tới nay, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng Tám đã vượt trên 50 điểm. Điều này cho thấy sản xuất có dấu hiệu cải thiện; sản lượng, số lượng đơn hàng mới tăng.
Bên cạnh đó, tình hình đăng ký doanh nghiệptích cực hơn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng Tám đạt trên 14.000 doanh nghiệp, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 8 tháng đạt khoảng 103.700 doanh nghiệp, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022...
Nhưng khó khăn không thể chuyển biến nhanh trong “một sớm, một chiều”
Mặc dù có những đánh giá tích cực hơn về nền kinh tế trong tháng Tám và 8 tháng đầu năm, song Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vẫn thẳng thắn cho rằng, trước khó khăn chung của tình hình thế giới, khu vực, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng hưởng đến kết quả chung của 8 tháng.
Trong đó, khó khăn lớn nhất là sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với thách thức về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính.
“Những vấn đề này đã được nhận diện, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo, tháo gỡ, nhưng khó chuyển biến nhanh trong một sớm, một chiều”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế khó chuyển biến nhanh trong "một sớm, một chiều" |
Mặc dù các chỉ số kinh tế tháng Tám là khá tích cực, nhưng số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung 8 tháng, xuất khẩu vẫn giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%; nhập khẩu tư liệu sản xuất (chiếm 93,8% kim ngạch nhập khẩu) giảm 16,4% so với cùng kỳ…
Đáng chú ý, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục khó khăn; các thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản… đều giảm hoặc tăng rất thấp.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng, nhưng còn chậm. Thị trường trong nước chưa được thúc đẩy hiệu quả; thị trường bất động sảnvẫn gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tháng 8 tăng 15,8% so với cùng kỳ.
“Tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân còn hạn chế, khó khăn; dư nợ tín dụng đến ngày 28/8 chỉ tăng 5,16%; khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đến hết tháng Tám vẫn giảm 62,8% so với cùng kỳ năm trước. Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Tất cả những khó khăn này của doanh nghiệp, của nền kinh tế, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã tác động trực tiếp, làm gia tăng áp lực điều hành kinh tế vĩ mô.
Cụ thể, thu ngân sách nhà nước 8 tháng giảm 8% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ nợ xấu nội bảng dù đã giảm, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu kiểm soát đề ra (đến cuối năm 2025 là dưới 3%); chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao và đây là vấn đề cần lưu ý.
Chưa kể, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là đối với trái phiếu không có tài sản bảo đảm, trái phiếu đến thời hạn trả nợ gốc, lãi sau khi đã đàm phán gia hạn với nhà đầu tư.
Cùng với đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh hiện nay, áp lực điều hành tỷ giá là vấn đề cần quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh Fed vẫn có khả năng tiếp tục tăng lãi suất và kéo dài chính sách tiền tệ thắt chặt.
Một khó khăn khác được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đó chính là tăng trưởng đầu tư của doanh nghiệp chậm lại, thiếu các dự áncông nghiệp chế biến, chế tạo quy mô lớn.
Số liệu thống kê cho thấy, bình quân 8 tháng, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đạt 12,5 triệu USD/doanh nghiệp, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước (14,8 triệu USD). Quy mô vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới cũng có xu hướng giảm, cho thấy khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh.
Những điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tạo đột phá về tăng trưởng sản lượng, năng lực sản xuất, nhằm thúc đẩy mạnh tăng trưởng của nền kinh tế trong cả ngắn hạn và trung hạn.
“Nền kinh tế đang dần lấy lại đà tăng trưởng, nhưng khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu, nên khó có thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.
Chính vì vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng bộ các chính sách, cả ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, tranh thủ thời gian, tận dụng mọi cơ hội để tạo bứt phá ngay trong nội tại nền kinh tế thông qua các dự án lớn, có sức lan tỏa cao, tác động mạnh, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như thúc đẩy các động lực mới, như kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn..., nhằm phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Bộ Giao thông vận tải nói gì về các công trình giao thông vừa đưa vào khai thác đã mau hư hỏng?
- ·Việt Nam – Campuchia thúc đẩy thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD vào năm 2020
- ·Bệnh viện thông tin sức khỏe bé 3 tuổi bị bạo hành cho vào tủ cấp đông
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Mắc ung thư thận chồi bướu khiến bệnh nhân có tỷ lệ sống thấp
- ·CPTPP kỳ vọng mở ra “room” rất lớn cho tăng trưởng năm 2019
- ·Quả nhãn có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Mới 15 tuổi, trẻ đã viêm loét dạ dày phải cấp cứu
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Xe tải đứt phanh, mảnh kính văng làm thủng bụng bé 4 tuổi
- ·Lưu ý cho kiều bào khi trồng răng Implant ở Việt Nam
- ·Phụ huynh TP.HCM chưa cho con tiêm vắc xin Covid
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Bác sĩ bị đánh ở TP.HCM chia sẻ tâm sự sau 10 ngày bị dọa giết
- ·Ngất nhưng không đi khám, người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh lý hiếm gặp
- ·Mỗi ha cá cảnh ứng dụng công nghệ cao cho giá trị 12 tỷ đồng/năm
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·VEC nói gì về việc thu phí trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý?