【mha chap】Vướng trong đấu giá biển số xe
Năm 2008,ướngtrongđấugiaacutebiểnsốmha chap công an một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Bình Dương, Nghệ An, Hà Nội, Khánh Hòa, Kiên Giang, Tiền Giang, Bắc Ninh, Sơn La... đã báo cáo, xin ý kiến Bộ Công an về việc cho phép thực hiện đấu giá biển số xe. Sau khi trao đổi thống nhất với các Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thí điểm đấu giá biển số xe. Qua thí điểm đấu giá cho thấy, số tiền thu về cho ngân sách khá lớn. Cụ thể tại thời điểm này, một biển số “tứ quý 9” ở tỉnh Nghệ An đã được bán với giá 700 triệu đồng. Tuy nhiên, do vướng về cơ sở pháp lý nên Thủ tướng đề nghị tạm dừng việc đấu giá biển số. Đến ngày 10-3-2017, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp xem xét, xây dựng đề án đấu giá biển số xe ôtô. Tuy nhiên, tổ chức đấu giá biển số xe không phải là công việc khó khăn, phức tạp hay phiền hà về bộ máy cồng kềnh, hoặc “thu không đủ chi”, mà do vướng về rào cản pháp lý.
Để chứng minh cho sự vướng mắc về pháp luật đối với vấn đề này, trước hết cần xác định biển số xe có phải là tài sản hay không? Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Còn theo quy định tại Điều 54 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì, xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số. Như vậy, biển số xe là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý đối với các phương tiện giao thông xe cơ giới, đồng thời xác định quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân đối với phương tiện đó. Nói cách khác, kho số là tài sản công, còn biển số xe là tài sản của cá nhân, tổ chức. Do đó, kho số và biển số là tài sản được khai thác quyền sử dụng thông qua đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.
Hơn nữa, theo quy định tại Điều 7 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì tài sản công được chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công và được bán, thanh lý tài sản công. Tuy nhiên, tại khoản 22, Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như: Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. Như vậy, Luật Dân sự, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đấu giá tài sản cho phép việc đấu giá tài sản là kho số và biển số xe. Ngược lại, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 lại nghiêm cấm việc này. Đây chính là nút thắt, là rào cản lớn nhất trên lộ trình thực hiện đấu giá biển số xe. Để gỡ nút thắt, xóa rào cản này thì điều không thể không làm, đó là sửa Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Tuy nhiên, việc này phải chờ Quốc hội quyết định.
Điểm nghẽn thứ hai là trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Đấu giá tài sản đều chưa quy định cụ thể về giá khởi điểm của biển số xe để đưa ra đấu giá và việc quản lý biển số trúng đấu giá như thế nào? Hay quyền, trách nhiệm của người trúng đấu giá và người nhận chuyển nhượng biển số trúng đấu giá ra sao? Vì hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào có quy định hoặc cơ sở dữ liệu để xác định giá trị của quyền biển số. Do đó không có cơ sở pháp lý để xác định giá trị từng biển số, vì trong thực tế biển số xe chỉ có giá trị ảo, nó phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích, nhu cầu của từng cá nhân và giá trị đấu giá của biển số do thị trường quyết định.
Vướng mắc thứ ba có liên quan trực tiếp đến quy định tại Luật Đấu giá tài sản. Từ thực tế thí điểm đấu giá biển số xe ở Bình Dương cho thấy, có nhiều người lựa chọn biển số theo ý thích cá nhân, không phải “biển đẹp” hay “số đặc biệt” mà là kỷ niệm ngày đính hôn, kỷ niệm ngày cưới, hay ngày, tháng, năm sinh. Lại có người muốn tất cả xe trong gia đình đều có biển số là ngày, tháng, năm sinh của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trong Luật Đấu giá tài sản hiện hành không quy định mỗi người được tham gia đấu giá bao nhiêu biển số xe. Do đó, dễ dẫn đến việc đầu cơ biển số xe để kinh doanh về sau.
Thứ tư là vướng mắc liên quan đến quy định tại Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Theo đó, hiện tại trong nội dung của luật này chưa có quy định về việc tiền thu được từ đấu giá biển số được sử dụng như thế nào? Cùng với đó là cơ chế trích lại % số tiền thu được từ đấu giá biển số cho cơ quan tổ chức đấu giá để chi trả chi phí duy trì bộ máy cũng như phần ngân sách địa phương được hưởng là bao nhiêu? Trong khi đó, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu việc đấu giá biển số xe được cấp thẩm quyền chấp thuận triển khai thực hiện, thì số tiền thu được từ đấu giá và thu lệ phí đăng ký xe sẽ không nhỏ. Do đó, Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội cho phép phân bổ nguồn thu này.
Thứ năm là trong Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế giá trị gia tăng hiện tại chưa quy định về thu thuế chuyển nhượng biển số trúng đấu giá. Vì một khi biển số xe được xem là tài sản và người trúng đấu giá có đầy đủ quyền về tài sản, trong đó có quyền chuyển nhượng. Vì vậy, Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế giá trị gia tăng cần có các quy định cụ thể về vấn đề này, nhằm tránh thất thu ngân sách cho Nhà nước; đồng thời, bảo đảm sự công bằng trong việc thực thi thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Tóm lại, việc đấu giá biển số xe sẽ mang lại lợi ích kép. Thứ nhất là đảm bảo được tính công khai, minh bạch và ngăn chặn được tình trạng một số người bốc được biển số đẹp bán lại thu lợi lớn bỏ túi riêng hoặc hiện tượng chạy “cửa sau” chi tiền ngoài để có biển số đẹp như ý muốn. Thứ hai là thông qua việc đấu giá biển số xe, ngân sách nhà nước sẽ có thêm một khoản không nhỏ. Tuy nhiên, để việc này trở thành hiện thực thì trước hết những vướng mắc, rào cản nêu trên cần sớm được các cơ quan chức năng có giải pháp tháo gỡ.
LG: NV
(责任编辑:Cúp C1)
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Nghệ An tiêu hủy 500 đồ chơi trẻ em các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu hội nhập
- ·ISO 18091:2020 – Điểm nhấn tại Việt Nam
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Cảnh báo: Nắng nóng, ô nhiễm làm tăng nguy cơ đau tim
- ·Tự công bố chất lượng bánh trung thu, doanh nghiệp cần làm theo những bước nào?
- ·Lấy ý kiến 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện thuỷ nội địa
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy năng suất
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Tiêu chuẩn mới giúp phân loại phụ tùng ô tô
- ·Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đến thăm và chúc Tết tại Tổng cục TCĐLCL
- ·Những tiêu chuẩn đồ chơi trẻ em an toàn tại Việt Nam và quốc tế nên biết
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 113:2023/BGTVT
- ·Lấy ý kiến 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện thuỷ nội địa
- ·Kinh nghiệm triển khai học phần Quản lý NSCL cho sinh viên Đại học Lao động Xã hội
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong lĩnh vực quốc phòng