会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số trưc tuyến】Thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc, mở rộng đầu tư vào Việt Nam!

【tỷ số trưc tuyến】Thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc, mở rộng đầu tư vào Việt Nam

时间:2025-01-26 13:40:13 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:506次
Thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc, mở rộng đầu tư vào Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản tổ chức ngày 12/3/2024 tại Tokyo. Ảnh: Duy Thái

Về phía Bộ Tài chính, Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Nhật Bản năm nay còn có sự tham dự của ông Mai Xuân Thành - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN); ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN; ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính và UBCKNN.

Hội nghị cũng có sự tham dự của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu.

Về phía Nhật Bản, có sự tham dự của đại diện Bộ Tài chính Nhật Bản; Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA); Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Tập đoàn Sở GDCK Nhật Bản (JPX); Cục Công Nghiệp và Lao động Tokyo, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Nhật Bản…

Đặc biệt, hội nghị còn có gần 250 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và Việt Nam, bao gồm các định chế tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp của hai nước.

Điển hình thành công trong hợp tác song phương

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc bày tỏ tin tưởng Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản sẽ mở ra những cơ hội lớn hơn cho hợp tác và sự phát triển thịnh vượng giữa hai nước nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực thị trường tài chính.

Bộ trưởng cho biết, ngày 27/11/2023 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới". Điều này cho thấy quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử.

“Có thể nói, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là điển hình thành công nhất trong hợp tác song phương của Việt Nam với các đối tác. Nhật Bản duy trì vị trí là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, Nhật Bản là đối tác cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam với 208 dự án có tổng số vốn cam kết trên 23 tỷ USD; đồng thời, là đối tác lớn thứ hai về hợp tác lao động, đào tạo khi hàng năm có khoảng 80 nghìn thực tập sinh, lao động Việt Nam đã sang Nhật Bản làm việc. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai với khoàng 500 nghìn người.

Nhật Bản là đối tác thứ 3 về đầu tư và du lịch, với 5.264 dự án FDI có tổng vốn đăng ký 73,96 tỷ USD. Hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam và đều là các doanh nghiệp có quy mô rất lớn. Hàng năm Việt Nam đón khoảng 600 nghìn lượt khách đến từ Nhật Bản.

Cùng với đó, về thương mại, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 44,95 tỷ USD.

Thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc, mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, trong những năm gần đây, mặc dù chịu tác động lớn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, song nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, đồng thời cũng là điểm sáng trong đầu tư, thu hút dòng vốn trực tiếp và gián tiếp trên toàn cầu.

Theo đó, năm 2023, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định. Cụ thể, GDP của Việt Nam tăng 5,05%, dự kiến năm 2024 phấn đấu đạt khoảng 6 - 6,5%. GDP bình quân đầu người đạt 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.Tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1%; vốn FDI thực hiện đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 683 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu khoảng 28 tỷ USD, kỷ lục từ trước tới nay.

Thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 71,5 tỷ USD, vượt 8,12% so với dự toán trong bối cảnh vẫn thực hiện các chính sách miễn giảm gia hạn thuế với quy mô khoảng 8 tỷ USD.

So với các nền kinh tế khác trên thế giới, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát tốt, chỉ tăng 3,25%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 4,5%.

“Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định", khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ có 2 trong 62 nước được nâng hạng. Hết năm 2023, nợ công khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra” - Bộ trưởng cho biết.

Phát triển thị trường chứng khoán minh bạch, hiệu quả

Đối với thị trường tài chính Việt Nam, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đặc biệt quan tâm, có nhiều chỉ đạo sát sao nhằm củng cố và kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc để kiên định mục tiêu phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.

Riêng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù còn khá non trẻ nhưng đã phát huy vai trò tích cực là kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng của nền kinh tế, đồng thời là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cấu trúc thị trường, khuôn khổ pháp lý tiếp tục được hoàn thiện.

Tính tới cuối tháng 2/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt gần 270 tỷ USD, tương đương gần 63% GDP. Toàn thị trường có hơn 1.600 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và đăng ký giao dịch. Số lượng nhà đầu tư tăng trưởng mạnh mẽ với 7,4 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương 7,2% dân số, vượt kế hoạch đề ra.

Quyết tâm phát triển thị trường chứng khoán minh bạch, hiệu quả, bền vững
Thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc, mở rộng đầu tư vào Việt Nam

“Chúng tôi đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển TTCK theo hướng ổn định, an toàn, minh bạch, bền vững như: hoàn thiện khung khổ pháp lý; chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực chứng khoán; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung thanh tra, kiểm tra đảm bảo kỷ cương kỷ luật thị trường... Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai các giải pháp thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài, hướng tới nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Bộ trưởng cũng thông tin thêm, ngày 28/2 vừa qua, tại Hội nghị phát triển trường chứng khoán, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã khẳng định: “Việt Nam tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, toàn diện, hội nhập và bền vững, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể tham gia. Chính phủ quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi, với tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, có sản phẩm, hiệu quả cân đong đo đếm được để thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước”.

Bộ trưởng mong rằng, sau hội nghị này, các doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm nhiều ý tưởng và dự án hợp tác mới để làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế cũng như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản, các cơ quan, tổ chức có liên quan của Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp để tô đậm thêm mối quan hệ bền chặt giữa hai dân tộc, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

“Về phía Bộ Tài chính Việt Nam, chúng tôi cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho các đối tác, doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước tìm kiếm cơ hội hợp tác đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam để chúng ta “cùng hành động, cùng thành công, chung thắng lợi” - Bộ trưởng nhấn mạnh thêm.

Nhiều đầu tư Nhật Bản quan tâm tới với thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản năm nay, đại diện từ các công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã trình bày các bài tham luận về cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam, tiềm năng phát triển tài chính xanh, nhu cầu vốn của doanh nghiệp niêm yết cho phát triển bền vững, an ninh năng lượng cũng như nhu cầu hợp tác phát triển bền vững với nhà đầu từ nước ngoài.

Về phía các doanh nghiệp Nhật Bản, trình bày tham luận là đại diện đến từ Công ty Chứng khoán Daiwa tại Việt Nam, đây là doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã gắn bó, đồng hành với thị trường chứng khoán Việt Nam 16 năm.

Ông Takafumi Oue - Trưởng văn phòng đại diện Hà Nội, Công ty chứng khoán Daiwa đã chia sẻ những kinh nghiệm đầu tư vào TTCK Việt Nam.

Ông Takafumi Oue cho biết, từ năm 2008, Công ty Chứng khoán Daiwa đã ký kết liên minh với Công ty cổ phần Chứng khoán SSI và tham gia nhiều hoạt động mua bán và sáp nhập thành công trên TTCK Việt Nam. Đại diện Daiwa đánh giá TTCK Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và khẳng định thời gian tới, Daiwa sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tạo cơ hội cho các nhà doanh nghiệp Nhật Bản tham gia đầu tư vào Việt Nam.

Trong phiên đối thoại tại hội nghị, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển thị trường, nâng hạng thị trường, cũng như giải pháp thu hút các dòng vốn mới...

BÀ VŨ THỊ CHÂN PHƯƠNG - CHỦ TỊCH ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC: Việt Nam luôn chú trọng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc, mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Dòng vốn gián tiếp nước ngoài (FII) là chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam nhằm phát huy sức mạnh thu hút dòng vốn nước ngoài cùng với dòng vốn trong nước để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Điều này được tiếp tục thể hiện trong Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. Thực hiện chủ trương đó, Bộ Tài chính, UBCKNN đã triển khai nhiều giải pháp để thu hút dòng vốn FDI trong thời gian qua.

Theo đó, chúng tôi chú trọng là hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành nghề không hạn chế, hay sở hữu các công cụ nợ…

Đặc biệt, vấn đề minh bạch thông tin để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận khi tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam cũng được chú trọng. Đồng thời, vấn đề về quản trị công ty, các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia biểu quyết, tham gia vào công tác điều hành tại doanh nghiệp niêm yết, cũng như tham gia vào hội đồng quản trị tùy theo tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Mặt khác, đối với các chính sách về thuế, phí, giá dịch vụ trên TTCK, nhà đầu tư nước ngoài cũng được bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, vấn đề cải cách thủ tục hành chính cũng luôn được đặt ra đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi mở, cấp mã số giao dịch tại các thành viên lưu ký, bù trừ chứng khoán.

Một nội dung nữa cũng hết sức quan trọng để thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài đó là chúng tôi đang khắc phục các tiêu chí của các tổ chức xếp hạng để TTCK Việt Nam nâng hạng từ cận biên lên mới nổi. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN và các bộ, ngành, đơn vị liên quan đang nỗ lực tháo gỡ để sớm được FTSE Russel nâng hạng.

ÔNG TRẦN PHÚC VINH - CHỦ TỊCH HĐQT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG: Việt Nam là quốc gia ưu tiên phát triển tài chính xanh

Thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc, mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc nhóm tiên phong thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và tài chính xanh. Chính phủ đã đưa ra nhiều văn bản, chính sách để tạo thành một hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển tài chính xanh, trong đó có thể kể đến như: Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước năm 2018; Bộ chỉ số phát triển bền vững (VNSI) - HOSE được ra mắt năm 2017; Nghị định 08/2022/NĐ-CP về phát hành và đầu tư trái phiếu xanh…

Ngoài ra để triển khai hiệu quả chiến lược quốc gia về tăng tưởng xanh, cũng như phát triển nền kinh tế xanh hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào 3 mục tiêu: Năng lượng sạch và tái tạo; sản xuất xanh; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Trong đó tập trung vào hai khu vực là tư nhân và khu vực công. Đặc biệt đối với khu vực tư nhân, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Việt Nam.

Từ hai khu vực trọng điểm là khu vực tư nhân và khu vực công sẽ tạo ra một dòng xoay tài chính trên thị trường tài chính từ: Tiền gửi/tiền vay của khách hàng, đến phát hành/huy động trái phiếu doanh nghiệp, chính phủ cho đến vốn chủ sở hữu nhằm thúc đẩy, khơi thông nguồn vốn xanh trên thị trường.

Trên cơ sở định hướng chiến lược quốc gia về phát triển xanh, Việt Nam đã đạt đến những con số ấn tượng… Đối với đơn vị hành chính công là UBND TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu xếp các nguồn vốn tài trợ cho các dự án xanh với giá trị khoảng 120 triệu USD.

BÀ LÊ THỊ LỆ HẰNG - GIÁM ĐỐC CHIẾN LƯỢC, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SSI: Rất nhiều động thái tích cực từ cơ quan quản lý để thúc đẩy nâng hạng

Thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc, mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Với thanh khoản trung bình khoảng 1 tỷ USD, quy mô của TTCK Việt Nam khoảng 270 tỷ USD - một bước tăng trưởng vượt bậc so với quy mô 10 năm trước. Tuy nhiên, nếu nhìn về tỷ lệ quy mô của thị trường so với GDP thì con số này vẫn còn khiêm tốn. Điều này cho thấy triển vọng phát triển thị trường cổ phiếu còn nhiều.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết dự kiến tăng 16% trong 2024. Chỉ số P/E của TTCK Việt Nam so với các nước vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Nếu xét về quy mô giao dịch, thì TTCK Việt Nam có thể được coi như giao dịch tương đồng với các nước ở thị trường cận biên.

Mặc dù được đưa vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp của FTSE từ năm 2018, và vì một số lý do Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng. Tuy nhiên, từ tháng 7 năm ngoái tới nay, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều động thái tích cực từ cơ quan quản lý trong quá trình tháo gỡ các rào cản cũng như lắng nghe ý kiến từ thành viên thị trường để cùng đưa ra giải pháp thúc đẩy nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi theo đúng với mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

Việc TTCK được nâng hạng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như: khẳng định sự ổn định và uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế, mở rộng mối quan hệ hợp tác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế… Một ví dụ dễ dàng nhìn thấy là quy mô vốn của các quỹ mới nổi lớn hơn gấp nhiều lần so với các quỹ ở thị trường cận biên. Việt Nam dự kiến sẽ đón nhận dòng vốn từ 8 - 10 tỷ USD khi lần lượt được FTSE và MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
  • Ngày đầu xét xử vụ án Alibaba: An ninh thắt chặt
  • Công trình “Nhà máy sản xuất men Frit” chào mừng đại hội công đoàn
  • Đoàn kết, chung sức xây dựng Vinh Hà phát triển mạnh về kinh tế
  • Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
  • Góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
  • Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/2
  • Hà Tĩnh: Điều tra nguời đàn ông tử vong tại cây xăng dầu
推荐内容
  • Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
  • Cổ phiếu lớn giảm giá mạnh khiến VN
  • HLV Philippe Troussier không được dùng Quang Hải, Tiến Linh ở SEA Games 32
  • HLV Bayern Munich lộ kế hoạch cho PSG ôm hận tại Champions League
  • Chương trình ‘Bánh chưng xanh
  • Đồng hành với người lao động