【kq ac】Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến
122 đơn vị đã đăng ký sử dụng
Từ ngày 1/2/2018,ạcNhànướcđẩymạnhsửdụngdịchvụcôngtrựctuyếkq ac KBNN đã chính thức vận hành và cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên toàn quốc sau khi thí điểm thành công tại 5 đơn vị KBNN gồm: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm, để đáp ứng tốt, tiện ích hơn cho các đơn vị giao dịch trong việc sử dụng DVC trực tuyến, KBNN đã tiến hành nâng cấp hoàn thiện ứng dụng, tài liệu hướng dẫn sử dụng, các quy trình nội bộ và xây dựng trình Bộ Tài chính ban hành thông tư quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Kể từ khi KBNN triển khai diện rộng hệ thống DVC trực tuyến, về cơ bản, DVC trực tuyến đã hoạt động thông suốt, đảm bảo an toàn; có quy định chi tiết cho từng dịch vụ. Theo đánh giá của KBNN, các cơ quan Kho bạc đã làm tốt khâu tuyên truyền về những lợi ích mà DVC trực tuyến mang lại.
Theo thống kê, tính đến tháng 4/2018, đã có 122 đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký sử dụng DVC trực tuyến thành công. Tổng số hồ sơ được gửi đến KBNN là 5.684 bộ. Thay vì trực tiếp mang hồ sơ, chứng từ đến KBNN theo phương thức thủ công, giờ đây các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ cần gửi qua hệ thống DVC trực tuyến của KBNN và nhận phản hồi, kết quả qua email... Việc này đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi lại và chi phí văn phòng phẩm cho các đơn vị… Bên cạnh đó, KBNN cũng đã hoàn thiện chứng từ trên hệ thống DVC trực tuyến để truyền vào TABMIS (Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và trả báo nợ cho đơn vị theo đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên, theo đánh giá từ phía KBNN, thực tế các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia DVC trực tuyến còn ít so với số lượng các đơn vị giao dịch với kho bạc. Nguyên nhân là do một số đơn vị sử dụng ngân sách còn ngại tham gia vào loại hình mới này, thậm chí có đơn vị đã có công văn gửi tới các KBNN tỉnh, thành phố nêu rõ việc họ chưa có nhu cầu sử dụng DVC trực tuyến của KBNN hoặc đề nghị được lùi thời gian tham gia… Một số đơn vị sử dụng ngân sách khác do thói quen, vẫn thích được giao dịch trực tiếp tại KBNN để được hướng dẫn trực tiếp và nhận phản hồi ngay.
Đáng chú ý, một nguyên nhân cơ bản khác khiến nhiều đơn vị sử dụng ngân sách còn gặp khó khăn là do cơ sở vật chất để tham gia DVC trực tuyến, nhất là khối ngân sách xã, khối trường học. Hệ thống máy tính của các khối này còn thiếu, hoặc nếu có thì cấu hình lại thấp, đồng thời hệ thống máy móc hỗ trợ như máy scan, máy photocopy, máy in chưa đảm bảo yêu cầu để thực hiện DVC trực tuyến.
Chuyển đổi giao dịch điện tử theo hướng truyền dữ liệu
Với xu hướng tiến tới mô hình Chính phủ điện tử toàn diện và đặc biệt là kho bạc điện tử vào năm 2020, việc khuyến khích và tăng cường sự tham gia của các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia DVC trực tuyến là việc làm hết sức cần thiết. Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để giúp các đơn vị sử dụng ngân sách hiểu rõ về các lợi ích khi tham gia DVC trực tuyến, KBNN đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để đảm bảo cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Theo chia sẻ từ nhiều đơn vị sử dụng ngân sách, quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN thời gian qua đã được cải cách, đơn giản hóa rất nhiều. Sự cải cách này đã gắn với việc phân định rõ ràng và tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách. Do đó, các nội dung này cần tiếp tục nghiên cứu và đưa vào các quy định về thủ tục hành chính tại KBNN để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện.
Góp ý về DVC trực tuyến của KBNN, nhiều đơn vị cũng cho rằng, về lâu dài, KBNN cần tiếp cận việc giao dịch điện tử theo hướng truyền dữ liệu từ các chương trình tương thích với DVC trực tuyến thay cho việc scan hồ sơ như hiện nay nhằm giảm thiểu việc nhập liệu lại thông tin trên DVC trực tuyến, vừa tạo thuận lợi cho người sử dụng vừa đảm bảo tiêu chí nhanh chóng, an toàn.
Ngoài ra, để tạo niềm tin và sự an tâm cho các đơn vị khi triển khai sử dụng DVC trực tuyến, KBNN cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo và hỗ trợ triển khai DVC trực tuyến. Theo đó, ngoài đào tạo trực tuyến, KBNN cần đào tạo trực tiếp cho đội ngũ công chức làm công tác tin học, kiểm soát chi tại các KBNN tỉnh, thành phố để họ nắm rõ các điều kiện tham gia DVC trực tuyến, các quy trình nghiệp vụ, quy trình hệ thống để có thể tiếp tục đào tạo lại cho các đơn vị KBNN quận, huyện; từ đó các công chức này sẽ là người trực tiếp hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Cocobay tung 1.000 phòng giá 0 đồng vào ngày 12/4
- ·Web phim lậu Phimmoi hoạt động trở lại?
- ·Xử lý nghiêm chợ, siêu thị tại Đồng Nai hoạt động nhưng không đăng ký điểm quét mã QR
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Quản lý tuân thủ
- ·Dồn dập cuộc gọi, tin nhắn chào mời vay tiền từ công ty tài chính, app cho vay
- ·Mark Zuckerberg viết tâm thư trần tình giữa cáo buộc ‘ưu tiên lợi nhuận’
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·M&A doanh nghiệp xi măng: Giá cao chưa hẳn đã mừng
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Ngày tàn của Facebook đang đến?
- ·Đại học VinUni phát động cuộc thi giải bài toán kinh doanh toàn cầu
- ·FPT thắng gói thầu 11,3 triệu USD
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Không công bố thông tin, lãnh đạo DNNN sẽ bị phạt tiền?
- ·Chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức
- ·Lạ hoắc với cả thế giới nhưng vì sao mẫu xe điện này được báo Mỹ gọi là 'kẻ lật đổ Tesla'?
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Tập đoàn Singapore muốn đầu tư dự án 400 triệu USD vào Ninh Thuận