【keo. nha cai】Thủ tướng: Xuất khẩu tươi quan trọng, chế biến sâu còn quan trọng hơn
Thủ tướng phát biểu kết luận hội nghị |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp diễn ra sáng nay, 21/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta có tiến bộ đáng mừng. Từ một nước thiếu ăn, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD.
Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam còn tiềm năng lớn, có thể làm giàu từ nông nghiệp. Tuy vậy, lãng phí và thất thoát trong nông nghiệp vẫn còn cao trong các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản. Cơ giới hóa còn thấp, thấp hơn cả Thái Lan nên năng suất lao động nông nghiệp thấp.
Cho rằng nếu không chế biến khó tăng giá trị nông sản, Thủ tướng nhất trí với ý kiến của doanh nghiệp cho rằng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tươi cũng rất cần thiết, nhưng chế biến sâu là hướng đi quan trọng để Việt Nam chủ động với thị trường toàn cầu, hay giải quyết tình trạng “được mùa rớt giá”.
Lưu ý năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, Thủ tướng cho rằng phải giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp mạnh mẽ bằng cách áp dụng cơ giới hóa; cần tiếp tục áp dụng khoa học công nghệ như có các giống mới chịu hạn, mặn tốt, ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học, cơ khí để nâng cao giá trị, chất lượng.
Bên cạnh đó, muốn cạnh tranh được cần tiếp tục giảm giá thành, giảm chi phí, nhất là chi phí logistics, chi phí vận chuyển; cần xây dựng thương hiệu nông sản, từ đó có thể quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn.
Thủ tướng ghi nhận nhiều ý kiến góp ý về chính sách tích tụ ruộng đất và cho biết, sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một nghị quyết về chính sách đất đai trong nông nghiệp.
Cũng theo Thủ tướng, Việt Nam ở đâu cũng có sản phẩm nông nghiệp, cũng có đặc sản. Vì vậy, vấn đề tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường là điều rất quan trọng.
Ngoài ra, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thị trường nội địa trong thời gian tới. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu để nhân dân có nông, thủy sản sạch, có chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thủ tướng nhấn mạnh tầm nhìn phát triển công nghiệp chế biến nông sản: Phấn đấu đến năm 2030 đứng trong “top” 10 thế giới, là một trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu.
Về tầm nhìn phát triển cơ giới hóa nông nghiệp: Phấn đấu đến năm 2030, cơ giới hóa đồng bộ, hiện đại ở các ngành hàng chủ lực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp. Từ tầm nhìn này, cần thiết kế các giải pháp, nhất là đối với các khâu còn yếu như khâu giết mổ trong chăn nuôi, khâu bảo quản trong trồng trọt - một khâu còn thất thoát lớn…
Để bảo đảm triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm trên, Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì, khẩn trương hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2030 và Đề án phát triển 3 ngành chế biến để phấn đầu đứng trong “top” 5 nước hàng đầu thế giới về: Chế biến rau, củ, quả; thủy, hải sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ; trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013.
Bộ Công Thương triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, trong đó các loại máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại máy canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp thuộc danh mục ưu tiên đầu tư phát triển.
Thực hiện Chương trình cơ khí trọng điểm tập trung một số dự án phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng đề án, kế hoạch phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, phân phối sản phẩm.
Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, hợp tác xã trong lĩnh vực nâng cấp công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản; xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá về năng lực của ngành chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là ưu đãi các doanh nghiệp, dự án đầu tư chế biến nông lâm thủy sản, cơ giới hóa nông nghiệp.
UBND các tỉnh, thành phố bên cạnh thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương phải chủ động xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn một cách thực chất và hiệu quả hơn.
Trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8%/năm. Hiện nay, Việt Nam đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có khả năng đảm bảo chế biến, bảo quản khoảng 130 – 140 triệu tấn nguyên liệu nông lâm thủy sản/năm; có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình làm nhiệm vụ sơ chế, chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Đà Nẵng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào Khu Công nghệ cao
- ·Dây cáp viễn thông ngổn ngang trên đường ĐT743
- ·Lộ nhiều sai phạm trong mua sắm đấu thầu, sử dụng tài sản tại Tổng công ty Đường sắt
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Một số ngân hàng giảm lãi vay mua nhà trong tháng 10/2024
- ·Nhiều chủ đầu tư bất động sản bắt đầu “làm mới” hàng cũ
- ·Bắt sóng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Nhiệt điện BOT Hải Dương chậm tiến độ: Yêu cầu báo cáo năng lực của nhà đầu tư
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Cần trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em
- ·3 phương án xây đường cao tốc Bắc
- ·Sắp có thêm 600 MW của Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 hòa lưới điện quốc gia
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Tập đoàn của ông Donald Trump muốn đầu tư tại Hưng Yên; Hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản
- ·Sống gần khu vực khai thác đá: Vừa lo bụi, vừa sợ tiếng ồn...
- ·Bất thường, bất lợi và bất ổn từ vụ đấu giá đất “kiểu Thủ Thiêm” tại vùng ven Hà Nội
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Cần sớm làm rõ việc “nhà hàng xóm bị ném đá”