【soi keo fulham】Kịch bản giá các mặt hàng thiết yếu
Nhà nước thực hiện việc điều tiết và bình ổn giá cả thị trường chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung-cầu; chính sách tài khoá, tiền tệ... để gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường. Đối với các mặt hàng mang tính độc quyền và thiết yếu đối với kinh tế xã hội như điện, nước, xăng dầu, Nhà nước vẫn đang thực hiện biện pháp kiểm soát giá trực tiếp và hiện đang có những lộ trình thích hợp để thực hiện cơ chế giá thị trường đối với mặt hàng này. |
Tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giá dây chuyền trên thị trường không chỉ là những lo lắng thường trực của người dân đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp mà cũng là những trăn trở của những người làm chính sách.
Có thể hạ giá hay không?
Giải đáp thắc mắc của cử tri một số tỉnh, thành phố về việc liệu có thể hạ giá xăng dầu, điện, nước sạch... ở mức hợp lý hay không, Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, đối với đại bộ phận hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế (trong đó có mặt hàng vật tư nông nghiệp và nhiều mặt hàng thiết yếu khác như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, cước vận tải...) đều áp dụng cơ chế giá do thị trường quyết định.
Nhà nước thực hiện việc điều tiết và bình ổn giá cả thị trường chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung-cầu; chính sách tài khoá, tiền tệ... để gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường. Đối với các mặt hàng mang tính độc quyền và thiết yếu đối với kinh tế xã hội như điện, nước, xăng dầu, Nhà nước vẫn đang thực hiện biện pháp kiểm soát giá trực tiếp và hiện đang có những lộ trình thích hợp để thực hiện cơ chế giá thị trường đối với mặt hàng này.
Kiên trì nguyên tắc giá thị trường
Đối với mặt hàng xăng dầu, thời gian qua được điều hành theo tín hiệu thị trường thế giới: khi giá xăng dầu thế giới giảm xem xét ưu tiên giảm giá xăng dầu trong nước; khi giá xăng, dầu thế giới tăng kết hợp sử dụng các công cụ tài chính (thuế nhập khẩu, Quỹ Bình ổn giá); sau khi đã sử dụng hết các công cụ tài chính (giảm thuế nhập khẩu về mức 0%, Quỹ Bình ổn giá không còn nguồn lực) thì bắt buộc phải cho phép các doanh nghiệp đầu mối tăng giá bán xăng dầu trong nước.
Việc điều hành giá xăng dầu trong nước như vậy là vừa phù hợp với tín hiệu giá xăng, dầu thế giới vừa đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trường hợp để giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá xăng, dầu của các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam sẽ gây ra tình trạng buôn lậu xăng, dầu qua biên giới...
Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới, Chính phủ vẫn kiên trì điều hành giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Giá điện theo quy định chỉ được điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành, bao gồm cơ cấu sản lượng điện phát, tỷ giá và giá nhiên liệu. Các thông số đầu vào khác của giá bán điện chỉ được xem xét để điều chỉnh giá bán điện sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy định.
Trên thực tế giá điện nước ta hiện nay chưa phản ánh hết các chi phí sản xuất, kinh doanh điện thực tế, hợp lý. Vì vậy, để thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời để tiếp tục thực hiện lộ trình điều hành giá điện theo cơ chế thị trường như tinh thần của Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, đó là: “thực hiện cơ chế giá thị trường đối với giá điện, than và dịch vụ công chậm nhất vào năm 2013”; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3-1-2012 của Chính phủ, trước mắt trong năm 2012, việc điều hành giá điện tiếp tục thực hiện theo lộ trình, nhằm từng bước xóa bao cấp qua giá, với liều lượng hợp lý phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với những ngành sản xuất gặp khó khăn, hỗ trợ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp bình ổn giá
Riêng các loại vật tư phân bón phục vụ sản xuất, Bộ Tài chính đã áp dụng nhiều biện pháp từng bước tháo gỡ và giảm bớt khó khăn cho nông dân.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, hiện nay, đối với một số vật tư nông nghiệp như phân kali, phân SA... chúng ta phải nhập khẩu 100%; đối với phân bón Ure, năm 2011 Việt Nam mới chỉ sản xuất đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước, còn lại khoảng 50% nhu cầu phải nhập khẩu. Vì vậy, giá các mặt hàng này phụ thuộc nhiều vào giá nhập khẩu từ thị trường thế giới. Riêng phân bón Urê, năm 2012, dự kiến công suất sản xuất phân Urê trong nước đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, sự phụ thuộc vào giá nhập khẩu sẽ giảm bớt hơn.
Để bình ổn giá thị trường mặt hàng vật tư nông nghiệp giảm bớt khó khăn cho nông dân, Bộ Tài chính đã thực hiện các biện pháp như áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0%; ưu đãi giá đầu vào đối với một số loại phân bón sản xuất trong nước (trong đó có phân đạm) như chưa tính đủ giá điện, giá than, giá khí, trong đó: giá điện cho toàn bộ nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn tính đủ chi phí sản xuất điện theo cơ chế thị trường; giá than bán cho sản xuất phân bón mới chỉ bằng khoảng 58% đến 78% so với giá than xuất khẩu cùng chủng loại tại thời điểm Quý IV-2011; giá khí bán cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện vẫn ở mức thấp do đã được ký hợp đồng từ nhiều năm nay.
Mặt khác, để chủ động nguồn cung về phân bón trong nước, giảm phụ thuộc vào giá phân đạm thế giới, Chính phủ đã cho phép đầu tư các Nhà máy đạm Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình. Dự kiến khi các Nhà máy Đạm Cà Mau, Ninh Bình đi vào hoạt động thì nguồn cung phân đạm sản xuất trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ngoài các chính sách trên, để bình ổn giá vật tư phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, Nhà nước còn áp dụng quy định về đăng ký giá để kiểm soát việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng phân bón; thực hiện chính sách trợ cước vận tải đối với vật tư phân bón lên miền núi, vùng sâu, vùng xa đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về giá, thuế đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp... qua đó góp phần bình ổn giá cả thị trường các mặt hàng này.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Xe tải tông nữ du khách tử vong ở Đà Nẵng
- ·Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính họp Ban chấp hành mở rộng lần thứ 20
- ·Cơ hội cho bạn trẻ thích làm tiếp viên hàng không
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% trong năm 2022
- ·Những điểm mới quan trọng tại dự thảo Luật BHXH sửa đổi
- ·Áp thấp nhiệt đới đang mạnh thêm trên khu vực Vịnh Bắc Bộ
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Đồng Nai: Robot hỗ vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 79 phát hành ngày 2/7/2019
- ·Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ điều tra chống trợ cấp đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam
- ·Làm gì để chinh phục người tiêu dùng trong thời đại số?
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Đơn vị đầu tiên được trao giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa
- ·Bộ Tài chính công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2
- ·Việt Nam lọt top 25 về chỉ số an toàn an ninh mạng toàn cầu
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Hiện đại hoá các hoạt động logistics