【kq bóng đá argentina】Tình báo Anh giải mã việc Nga phóng tên lửa "không thể đánh chặn"
Tình báo Anh giải mã việc Nga phóng tên lửa "không thể đánh chặn"
(Dân trí) - Nga phóng tên lửa Oreshnik như một thông điệp chiến lược tới thế giới sau khi phương Tây cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, tình báo Anh nhận định.
"Việc sử dụng hệ thống thử nghiệm này chống lại Ukraine gần như chắc chắn nhằm mục đích gửi một thông điệp chiến lược sau khi Ukraine sử dụng tên lửa phương Tây nhắm vào Nga", Pravdadẫn báo cáo từ Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Anh ngày 29/11 nhận định.
Cơ quan này nhắc lại, vào tháng 2/2019, Nga đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, trong đó cấm phát triển và sản xuất các tên lửa như vậy. Tuy nhiên, tình báo Anh tin rằng Nga có thể đã bắt đầu quá trình phát triển Oreshnik từ khi rút khỏi hiệp ước.
Các nhà phân tích Anh chỉ ra, tên lửa Oreshnik có thể là một biến thể của tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh được thử nghiệm lần đầu vào năm 2011. Họ ước tính Nga chỉ sở hữu một số tên lửa Oreshnik và vẫn chưa bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Hôm 21/11, Nga đã phóng một loạt tên lửa vào thành phố Dnipro của Ukraine để đáp trả các vụ tấn công của Kiev bằng vũ khí tầm xa của phương Tây vào Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay sau đó cho biết đây là tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến. Tên lửa này có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Ông nói thêm, Oreshnik có khả năng mang nhiều đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Tên lửa có thể nhắm mục tiêu vào những công trình được bảo vệ tốt, nằm sâu trong lòng đất, giúp nó trở nên hiệu quả trước các mục tiêu kiên cố như boongke.
Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Quan chức Ukraine giấu tên nói rằng tên lửa Oreshnik tấn công Dnipro hôm 21/11 dùng đầu đạn không chứa thuốc nổ và chỉ gây thiệt hại hạn chế. Theo New York Times, cuộc tấn công bằng Oreshnik phục vụ mục đích chính trị hơn là mục đích quân sự.
Các chuyên gia quân sựphương Tây đã tiến hành phân tích các mảnh vỡ thu được từ tên lửa Oreshnik đã được sử dụng để tấn công Ukraine cũng như cách thức tên lửa này trút nhiều đầu đạn xuống khu vực cùng một mục tiêu.
Họ cho rằng, các công nghệ mà Oreshnik sử dụng thực chất là công nghệ cũ đã có từ nhiều năm trên các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhưng được Nga thiết kế theo cách mới.
Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á ở Mỹ, nhận định các tên lửa đạn đạo có tầm bắn như tên lửa Oreshnik đều thuộc loại siêu vượt âm và có thể bị các loại tên lửa đánh chặn như Arrow 3 của Israel và SM-3 Block 2A của Mỹ đánh chặn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Hướng đến chuyển đổi số toàn diện tại huyện đảo Phú Quý
- ·MC ảo khuấy động thị trường truyền hình Ấn Độ
- ·Viettel tiếp tục được công nhận là nơi làm việc tốt nhất cho nhân sự châu Á
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Thị trường IoT tỷ USD Việt Nam, nên bắt đầu từ ô tô, thiết bị điện
- ·HDBank miễn 100% phí giao dịch online e
- ·Đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp qua bộ chỉ số DBI
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn thành phố Hưng Yên
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·An Giang đặt mục tiêu 70% thanh thiếu nhi có kỹ năng an toàn thông tin
- ·Nông dân Bắc Ninh làm chủ công nghệ số
- ·Khánh Hòa dự chi 30 tỷ đồng xây dựng kho dữ liệu dùng chung
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Nga ra mắt hệ thống radar mới đối phó UAV Ukraine từ khoảng cách lên tới 80 km
- ·Bị lừa cài phần mềm giả mạo 'bay' 400 triệu, YouTube lại xóa 3.000 video Wolfoo
- ·VietinBank và MUFG phối hợp tổ chức Hội nghị Kết nối kinh doanh 2022
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Lạm phát kìm chân doanh nghiệp bán lẻ