【thần thoại hy lạp full】Những năm tháng không quên
Ông Lương Văn Tự và ông Batia - Trưởng đoàn Hoa Kỳ - ký Hiệp định song phương gia nhập WTO ngày 31/5/2006 tại TP. Hồ Chí Minh,ữngnămthángkhôngquêthần thoại hy lạp full có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, ông Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Công Phụng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bà Surance - Trưởng đại diện USTR |
I. Khi đó, một thế hệ đàm phán gia nhập WTO thứ hai, đội quân trẻ hơn gồm ba chục người chính thức từ các bộ, ban, ngành háo hức tham gia đàm phán. Thế hệ đàm phán gia nhập WTO đầu tiên từ năm 1995 hầu hết đã nghỉ hưu hoặc thay đổi công việc. Cũng có người nói với tôi tương lai mù mịt xa vời, cả núi công việc song phương và đa phương này không biết bao giờ mới đàm phán xong. Nhận nhiệm vụ Thủ tướng giao, việc đầu tiên tôi lo là tổ chức lại Đoàn thành biên chế chính thức đàm phán chuyên nghiệp. Tổ chức lớp học tiếng Anh chuyên luyện nghe nói cho thành viên Đoàn đàm phán thuộc các bộ, ngành. Lúc đó kiếm cán bộ tiếng Anh bằng C và D hiếm lắm chứ không như bây giờ. Tổ chức cho cán bộ trẻ đi học tiếng Anh nghiệp vụ 6 tháng đến 1 năm, học bằng thạc sĩ 12 tháng ở Úc, New Zealand, WTO, Nhật và Singapore. Thế rồi hơn 1 năm sau, đoàn đã có đội ngũ trẻ, am hiểu thế giới tư bản nơi họ ít nhất được sống và tiếp xúc cả 6 tháng đến 12 tháng chứ không phải nghe nói láng máng, cưỡi ngựa xem hoa nữa. Có tiếng Anh nên họ làm việc tự tin hơn. Tôi hiểu những người trẻ có nhược điểm về kinh nghiệm đàm phán, nhưng có ưu thế là muốn trải nghiệm cái mới, có sức khỏe nên có thể đi nước ngoài liên tục, có thể làm việc thâu đêm và trình bày thành thạo. Rút kinh nghiệm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đàm phán xong, chuẩn bị ký thì lại có ý kiến dừng lại, chậm hơn 1 năm, đàm phán thêm vào một tí cái nọ lại phải lùi cái kia, thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, nên việc thứ hai là trình Thủ tướng và Bộ Chính trị Nghị quyết về Hội nhập để tạo sự thống nhất trong nội bộ. Và Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07/NQTW ngày 21/12/2001 với tên gọi “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, mục tiêu “cố gắng phấn đấu đến năm 2005 gia nhập WTO”, nhưng không phải gia nhập bằng mọi giá. Thế là chúng tôi có “cây gậy thần” nhưng lại phải vắt chân lên cổ chạy.
Đoàn kiến nghị Thủ tướng mở tất cả các mặt trận. Về ngoại giao, Chính phủ có chương trình vận dụng ủng hộ ở các cấp cao nhất; giao nhiệm vụ cho các đồng chí đại sứ ở các nước, vận động họ ủng hộ sớm gia nhập WTO và đưa ra các yêu cầu đàm phán hợp lý. Ở trong nước, liên tục tổ chức các buổi nói chuyện cho các bộ, ban ngành, các tỉnh, các hiệp hội về WTO - những cơ hội và thách thức, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia WTO. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) nhất trí cho ra đời Kênh truyền hình Hội nhập, Hội nhập và phát triển.
II. Chúng ta mất 5 năm để làm công tác chuẩn bị trả lời 1.000 câu hỏi nên có người nghĩ là sắp xong rồi, là ta cứ chấp nhận các quy định của WTO, qua một thời gian thử thách là vào! Song cuộc chơi với thế giới không đơn giản chút nào. Chúng ta phải tiến hành hai cuộc đàm phán. Một là đàm phán đa phương về minh bạch hóa các chính sách kinh tế thương mại với 149 nước và vùng lãnh thổ, trả lời 3.316 câu hỏi. Hai làđàm phán song phương về mở cửa thị trường với các nước có yêu cầu. Việt Nam tuy dân số đông xếp thứ 14, nhưng GDP lúc đó xấp xỉ 100 tỷ USD - thuộc mức kém phát triển vì theo quy định của WTO, thu nhập dưới 1.000USD/người thì xếp vào loại kém phát triển.
Ông Lương Văn Tự ký với ông Eirik Glenne - Đại sứ Na Uy, Chủ tịch Ban công tác Việt Nam gia nhập WTO, có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, Tham tán Đào Huy Giám tại Geneva năm 2006 |
Đàm phán song phương có tới trên 30 nước yêu cầu. Đây là cuộc đàm phán mở cửa thị trường. Ai có lĩnh vực nào mạnh họ đưa ra yêu cầu mở cửa thị trường cho họ, có những nước có quan hệ thương mại họ yêu cầu đàm phán đã đành, có hơn chục nước Mỹ La tinh chưa có hoặc quan hệ thương mại còn rất nhỏ cũng yêu cầu đàm phán. Năm 2003, sang Geneva đàm phán đa phương và song phương, tôi trao đổi với Đại sứ Ngô Quang Xuân, nhờ mời đại sứ các nước Mỹ La tinh ăn cơm Việt Nam tại quán Mê Kông của Việt kiều bên cạnh hồ Lak, có 10 đại sứ dự. Tôi cảm ơn các nước Mỹ La tinh, trong đó có Cuba, đã giúp Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên giờ đây, trong công cuộc xây dựng và phát triển, đề nghị các ngài ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO. Ngài trưởng đoàn đại sứ phát biểu: “Chúng tôi biết tới Việt Nam ở hai vấn đề: Một là thắng Mỹ. Hai là cà phê Việt Nam tràn ngập làm chúng tôi khó khăn. Có phải Chính phủ Việt Nam trợ cấp cho ngành cà phê bán phá giá không?”. Tôi giải thích cho các đại sứ: Cà phê Việt Nam mới trồng do thổ nhưỡng phì nhiêu, người nông dân cần cù chăm bón nên năng suất cao chứ không phải Chính phủ trợ cấp. Vận động mãi cuối cùng một số nước rút, chúng ta vẫn phải đàm phán song phương với 28 nước và vùng lãnh thổ. Vận động ở cấp cao và ở cấp đoàn đã được Cuba chấp nhận là nước kết thúc đàm phán song phương đầu tiên bằng cách chấp nhận bỏ lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và cho phép nhập khẩu xì gà Cuba. Sau đó, một số nước Mỹ La tinh và Singapore ủng hộ kết thúc sớm. Sau một số nước nhỏ kết thúc đàm phán, Đoàn tập trung vận động và tiến hành dồn dập các cuộc đàm phán với EU. Đây là cuộc đàm phán song phương vô cùng phức tạp. Tuy phải đàm phán chính với EC, song những vấn đề gai góc như rượu whisky và rượu vang với Pháp, vấn đề văn hóa với Pháp trong Franconie, vận tải biển container với Đan Mạch, chúng ta phải gặp riêng và vận động các Chính phủ. Ngoài ra, chúng ta dành cho họ một số ưu đãi đầu tư để các tập đoàn đa quốc gia của EU vận động giúp.
Năm 1999, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEM đầu tiên họp ở Berlin, tôi đăng ký gặp và làm việc với ông Pascal Lamy - Cao ủy Phụ trách Thương mại EC, khi nghỉ EC ông lại làm Tổng giám đốc WTO. Trong nửa giờ làm việc với hai nội dung tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – EU, tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam và bỏ hạn ngạch khi Việt Nam gia nhập WTO; đẩy nhanh đàm phán song phương và sớm kết thúc đàm phán giúp Việt Nam gia nhập sớm; ông Pascal Lamy đề nghị Việt Nam đưa ra bản chào ban đầu sớm và hứa sẽ giúp vì khi làm việc ở ngân hàng, ông đã hiểu Việt Nam.
EU là đối tác lớn đã kết thúc đàm phán với chúng ta năm 2005 tại Hà Nội. Chúng ta mất 4 ngày và 2 đêm trắng đàm phán với đoàn EU. Thành viên của đoàn ai cũng đờ đẫn song phải cố hết sức. Đoàn EU cũng có một chuyên gia bị ngất phải cấp cứu.
III. Cuộc đàm phán song phương càng vào sâu càng gay go. Những nước đàm phán sau chúng ta phải nhượng bộ nhiều hơn. Với Hoa Kỳ, phiên kết thúc phải mất 6 ngày, 2 đêm trắng, lúc căng thẳng, mọi người bỏ về hết. Tôi thực sự hoảng, lo vỡ trận, lại kéo dài đàm phán, vừa lỡ thời cơ kết thúc trong Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức ở Hà Nội năm 2006, vừa tốn kém và anh em đi lại vất vả. Tôi đã ngồi lại để nói bà DoThy thuyết phục ông Batia không đi New York mà ở lại tiếp tục đàm phán. Bà Virgina Foot đứng chờ tôi, bà cũng tâm trạng lo và buồn. Tôi và bà quay về chỗ anh em chuyên viên nằm chờ để đàm phán tiếp sau khi gặp cấp bộ trưởng và trưởng đoàn. Tôi mời thêm mấy đồng chí thành viên của đoàn cùng tôi sang gặp trưởng đoàn Hoa Kỳ, thống nhất kéo dài cuộc đàm phán thêm 2 ngày. Vì theo lịch cũ thì ngày sau là kết thúc mà công việc vẫn còn nhiều. Liên hệ chờ 15 phút, phía Hoa Kỳ mới đồng ý gặp. Ba tầng cửa tự động có card mở ra, chúng tôi thống nhất lịch đàm phán kéo dài đến ngày 12/4/2006. Mừng quá, tôi quay về báo anh em trong đoàn. Về đến khách sạn đã 4 giờ sáng, chúng tôi đi nấu mỳ ăn và ngủ lấy sức, ngày hôm sau “chiến đấu” tiếp. Đêm sau cũng căng thẳng, song phía Hoa Kỳ chấp nhận cơ chế kiểm soát dệt may, chứ không áp dụng một thời gian quá độ, có hạn ngạch như Trung Quốc. Kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ, mọi người ôm nhau mừng rỡ về buồng ngủ. Lúc đó đã gần sáng, lục tất cả minibar còn gì lôi ra uống, mừng không kể xiết. Mấy anh em trong đoàn nói: “Cảm ơn Trưởng đoàn gan lì, một mình ngồi lại vận động Hoa Kỳ kéo dài đàm phán chứ không thì vỡ trận, kéo dài thêm một, hai phiên nữa khổ anh em”. Ai cũng hiểu đàm phán với Hoa Kỳ là cuộc đàm phán quan trọng nhất, vì yêu cầu đàm phán họ đòi hỏi cao nhất. Khi ký BTA, ta mới đàm phán 300 dòng thuế; gia nhập WTO phải đàm phán 12.000 dòng thuế. BTA mỗi năm quốc hội Hoa Kỳ gia hạn 1 lần. Luật Jackson Venick chưa bỏ. Sau khi ký Hiệp định song phương gia nhập WTO thì Quốc hội Hoa Kỳ hai lần bỏ phiếu mới thông qua và trao quyền thương mại thông thương vĩnh viễn cho Việt Nam. Một đối tác lớn thứ ba không kém phần gay go đó là Đài Loan và Trung Quốc. Đài Loan muốn ta công nhận là đối tác kinh tế “partnership”. Ta về nguyên tắc phải đàm phán vì họ là thành viên WTO. Trung Quốc thì cấp cao nói ủng hộ ta gia nhập WTO nhưng cấp đàm phán tiến triển chậm và yêu cầu đưa ra rất cao. Sau nhiều vòng, đoàn Trung Quốc do ông Dịch Tiểu Chuẩn - trợ lý Bộ trưởng, sau này lên Thứ trưởng Bộ Thương mại, làm trưởng đoàn đồng ý đến Hà Nội kết thúc đàm phán. Sau buổi làm việc ở cấp trưởng đoàn, hai bên thống nhất những vấn đề, kết thúc và giao cho đoàn đàm phán kỹ thuật. Nghĩ rằng mọi việc diễn ra thuận lợi nên tôi bảo cậu con trai lái xe máy đưa lên bộ và ngồi chờ trong phòng làm việc. Xuống kiểm tra việc đàm phán, không ngờ vấn đề ôtô diễn ra quá căng thẳng, kéo dài cho đến sáng. Tôi ra chào đồng chí trưởng đoàn Trung Quốc và lên đánh thức cậu con trai đi về nhà. Cuộc đàm phán với Trung Quốc phải mất thêm một phiên nữa mới kết thúc tại Bắc Kinh.
IV. Tôi rất cảm động khi kết thúc đàm phán từ Washington về, hàng chục nhà báo thức chờ để phỏng vấn ở sân bay Nội Bài. Khi kết thúc đàm phán ở Geneva, báo Tuổi trẻ tổ chức tuần hành với 40.000 bạn trẻ tham gia. Nhiều người hỏi tôi gia nhập WTO được gì, mất gì? Câu trả lời là thời đang đàm phán quá khó, bây giờ thì dễ rồi.
Thứ nhất,xây dựng được một xã hội minh bạch theo nguyên tắc và cam kết gia nhập WTO. Mọi cơ chế chính sách kinh tế phải minh bạch công tác 60 ngày trước khi thực hiện.
Thứ hai,có một hệ thống pháp luật để xây dựng nền kinh tế thị trường đồng bộ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Gia nhập WTO sửa 30 luật và pháp lệnh liên quan đến kinh tế thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
Thứ ba,gia nhập WTO đạt được mục tiêu Nghị quyết 07/NQTW của Bộ Chính trị là hội nhập kinh tế quốc tế “để mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, tranh thủ vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý để phát triển kinh tế”. Nguồn đầu tư nước ngoài tăng lên đáng kể từ trên 60 tỷ USD, nay đã tăng lên 281 tỷ USD vốn đăng ký.
Tính chung cả năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 349,16 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 175,9 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 173,26 tỷ USD; xuất siêu 2,68 tỷ USD.
Thứ tư,kinh tế tăng trưởng đạt bình quân trên 6%/năm, kể cả khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng Việt Nam vẫn tăng trưởng dương. Gia nhập WTO là cú huých cho các doanh nghiệp bỏ và từng bước thoát khỏi tư tưởng bao cấp, đi theo thị trường góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam thành nước có thu nhập trung bình và năm nay đã đạt trên 2.200 USD/người, gấp 5 lần mức thu nhập khi nộp đơn xin gia nhập WTO.
Thứ năm, theo đánh giá tổng kết của Quốc hội “8 năm gia nhập WTO và hội nhập” thì gia nhập WTO là cơ sở cho các hội nhập khác như văn hóa, quốc phòng, an ninh và làm cơ sở cho các hiệp định thương mại tự do mới sau này. Cái chưa được chắc cũng không ít và câu hỏi đến nay báo chí vẫn còn hỏi “Tại sao mình tận dụng được ít cơ hội gia nhập WTO hơn các nước khác?”. Có nhiều nguyên nhân nhưng nổi lên là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng; nguồn lực con người; sự thiếu kinh nghiệm điều hành từ nền kinh tế điều hành trực tiếp sang gián tiếp; hạn chế về ngoại ngữ của cán bộ các cấp ngành, sự coi nhẹ quản lý môi trường nên phải trả giá như vụ Vedan và Formosa.
Chúng ta hội nhập kinh tế đi sau các nước, họ đang dịch chuyển sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Họ thay thế công nghệ mới và chuyển giao công nghệ cũ cho các nước khác bằng chính sách “công nghệ cũ, giá cạnh tranh, hoa hồng cao”. Nếu chúng ta không tỉnh táo thì luôn luôn nằm mãi trong lạc hậu mà khó lòng vươn tới mục tiêu đến năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Lộc Thái về đích nông thôn mới
- ·Nông trường 2 đón xuân về
- ·Cô giáo như mẹ hiền
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Tập huấn hướng dẫn lập bản đồ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ
- ·Bù Gia Mập: Trên 9.000 đối tượng cần hỗ trợ quà tết
- ·Trò chơi lô tô thời bao cấp
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Chung tay làm đẹp đường phố Đồng Xoài và mừng xuân Mậu Tuất
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Phòng chống bệnh cúm nguy hiểm
- ·Ba đối tượng không nên uống nước đậu xanh để giải nhiệt trong mùa Hè
- ·Không để sản phẩm kém chất lượng lưu thông ngoài chợ
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Cây xanh che biển tên đường
- ·Ưu tiên xây dựng điểm phục vụ bưu chính xã nông thôn mới
- ·Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Sẵn sàng chăm sóc bệnh nhân trong dịp tết