【tỷ lệ trận đấu】Đằm thắm sơn ta
Tuổi hồn nhiên 1
Chiều sâu của vẻ đẹp
Có rất nhiều tranh trên các bức tường trong nhà họa sĩ Lê Phan Quốc với những gam trầm sâu lắng,Đằmthắmsơtỷ lệ trận đấu dịu dàng mà sang trọng. Cảm giác thật khó gọi tên, nhưng hẳn là tranh sơn mài của Quốc đã chạm đến thật sâu trong tâm hồn và gợi cho người xem nhớ về những ngày xưa cũ đầy hoài niệm…
“So với tranh vẽ bằng sơn mài Nhật, tranh sơn mài truyền thống của Việt Nam (sơn ta) đẹp hơn hẳn bởi chiều sâu mà nó đem lại. Màu sắc tranh sơn mài Nhật nổi trội, mạnh mẽ và bật ra ngoài, nhưng không có sự huyền ảo bên trong như sơn ta. Hiện sơn mài Nhật phổ biến hơn sơn ta nhiều vì dễ làm, nhanh khô, màu sắc mạnh mẽ. Vì cuộc sống, nhiều họa sĩ vẫn vẽ sơn mài Nhật nhưng nếu sáng tác thì vẫn chọn sơn ta”, Lê Phan Quốc hào hứng mở đầu câu chuyện.
22 năm theo đuổi tranh sơn mài, họa sĩ Lê Phan Quốc đã sáng tác hơn 50 tác phẩm tranh sơn mài truyền thống về đề tài phong cảnh và thiếu nữ theo phong cách hiện thực. “Phong cảnh ở Huế rất đẹp và phong phú, gợi nhiều cảm hứng sáng tác cho người nghệ sĩ. Còn phụ nữ là vẻ đẹp của tạo hóa. Mình muốn tác phẩm của mình phải có tính thông tin, nhân văn và bản sắc Việt Nam trong đó. Khi vẽ về văn hóa cổ truyền Việt Nam và các vùng, miền, chất liệu sơn ta sẽ tạo nên sự gần gũi, đằm thắm và dẫn dắt mình rất sâu mà những chất liệu khác khó diễn tả được”, họa sĩ Lê Phan Quốc cho hay. Có lẽ bắt nguồn từ niềm đam mê này mà Quốc đã hai lần đạt giải Nhì, một tại cuộc thi Mỹ thuật đương đại lưu vực sông Mê Kông (Mekong Art) lần thứ III - 2014 tại Thái Lan với tác phẩm “Nét duyên Tây Bắc”, và giải Nhì với tác phẩm “Tuổi hồn nhiên” tại cuộc thi Mỹ thuật đương đại lưu vực sông Mê Kông lần thứ II - năm 2013. Mới đây, anh lại đạt giải Khuyến khích tại Triển lãm khu vực Bắc miền Trung năm 2022 với tác phẩm “Đường về Khe Sanh”, chất liệu sơn mài.
Sơn mài Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và Việt Nam được xem là nơi phát tích và sản sinh ra kỹ thuật vẽ sơn mài. Theo họa sĩ Lê Phan Quốc, từ sơn mài trang trí vật dụng đồ dùng, các họa sĩ của Việt Nam đã phát triển, chuyển hóa lên thành tranh sơn mài. Loại hình này được khởi đầu từ các họa sĩ Việt Nam. Gần đây, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc mới làm tranh sơn mài. Tranh sơn mài còn được gọi quốc họa của Việt Nam và được người nước ngoài rất thích. Đây là lý do mà nhiều họa sĩ ở các nước đã đến Việt Nam tìm hiểu, học hỏi để làm tranh sơn mài.
Đường về Khe Sanh
Duyên
Nói về niềm đam mê với tranh sơn mài, họa sĩ Lê Phan Quốc cho biết, “từ thời sinh viên, mình đã thích tranh sơn mài. Khi thi đại học đăng ký nguyện vọng thì nguyện vọng 1 của mình là sơn mài. Nguyện vọng 2 cũng sơn mài. Dường như từ trong căn cơ con người mình đã mê sơn mài rồi nên dấn thân vào sơn mài không chỉ là lựa chọn”.
“Sơn ta có đặc tính là tạo ra sự ngẫu nhiên rất lớn. Những mảng màu và độ biểu hiện màu của sơn ta cực kỳ phong phú và hấp dẫn, khi tác phẩm hoàn thiện thì không có bức nào giống bức nào. Hiệu ứng bất ngờ đầy cuốn hút ấy lôi cuốn mình theo nghiệp vẽ tranh sơn mài”, Quốc tâm tình.
Cũng từ cây sơn, nhưng sơn mài Nhật được pha chế theo công nghệ hiện đại, còn sơn ta thì được pha chế thủ công. Sơn ta lâu khô, vẽ một lớp xong phải chờ vài ngày mới khô để vẽ một lớp mới. Do vậy mà thời gian hoàn thiện một bức tranh bằng sơn ta có khi mất cả tháng mới xong. Bù lại, tranh sơn ta có độ bền tới gần cả 100 năm, như tranh của danh họa Nguyễn Gia Trí, họa sĩ Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên,… Trong các điện ở Đại Nội và lăng tẩm triều Nguyễn, sơn son thếp vàng giờ vẫn còn đẹp cũng chính là từ chất liệu sơn ta.
Tranh sơn mài bằng sơn ta đẹp và quý phái là vậy nhưng để sáng tác loại tranh này đòi hỏi người họa sĩ phải kiên nhẫn, có không gian sáng tác riêng nên phải đam mê lắm mới theo đuổi được. “Người sáng tác tranh sơn ta thì ý đồ, năng lượng sáng tác phải lớn và mạnh mẽ - Lê Phan Quốc nói - Mình ngày nào cũng làm việc, dường như sơn mài với mình là nghiệp rồi. Thế nên ngày nào không vẽ là cảm thấy buồn lắm”.
“Lê Phan Quốc là họa sĩ mà ngay từ thời kỳ đầu đã xoáy sâu nghiên cứu, khai thác chất liệu sơn mài truyền thống và cố gắng tìm kiếm, khai phá chất liệu đó trong biểu hiện mới. Dòng tranh của Quốc về các chủ đề phong cảnh, thiếu nữ, chân dung, thiếu nhi,… đều xuất phát và phản ánh hiện thực. Quốc đã chú ý sử dụng tính năng biểu cảm của sơn mài là gần gũi và sử dụng vỏ trứng, dát vàng lên tranh. Có thể nói, Quốc đã ra tạo khuôn mặt riêng trong giới họa sĩ sơn mài ở Huế, những sáng tạo của Quốc không đi quá xa để tạo nên những phá cách mà mà vừa tầm để làm tranh sơn mài gần gũi, thể hiện sự trong sáng, hấp dẫn hơn, điều này rất đáng trân trọng”, PGS.TS. Phan Thanh Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế nói.
Bài, ảnh: Ngọc Hà
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Gói thầu đường Đ4 và N1 (Bình Dương): Vòng xoáy lùm xùm mới
- ·Đà Nẵng đề nghị xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông
- ·“Xin đừng giận…”
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Đầu tư hơn 47 tỷ đồng duy trì hệ thống quan sát thủy sản bằng vệ tinh
- ·Công an tỉnh: Cảnh báo rủi ro cao khi tham gia vào các sàn giao dịch ảo
- ·Đầu tư 21 dự án vùng tái định cư thủy điện Sơn La
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Mạnh tay xử lý tin giả trên mạng
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Bổ sung danh mục dự án đầu tư công tỉnh Gia Lai
- ·Nhận định bóng đá Sea Games 32, Soi Sea Games
- ·Vi phạm quy định về đăng ký, quản lý cư trú bị phạt đến 12 triệu đồng
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·“Siết” hoạt động giết mổ gia cầm: Nhắc nhở trước, xử lý sau
- ·Đầu tư công kém hiệu quả làm xói mòn nguồn lực quốc gia
- ·Xây nút giao thông nối Tân Tạo
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·TX.Tân Uyên: Làm tốt hòa giải cơ sở, hạn chế phát sinh tranh chấp