【soi quang nam】Đất nền liệu có “thoái vị”
Đất nền vẫn là phân khúc được nhà đầu tưưa chuộng. |
Lặng sóng,Đấtnềnliệucóthoáivịsoi quang nam nhưng giá tăng
Cách đây không lâu, sau khi TP. Thủ Đức được thành lập, giá bất động sảnkhu vực này “leo thang” nhanh chóng. Đặc biệt là phân khúc đất nền, nhiều khu vực tăng 20 - 40% trong khoảng thời gian ngắn, thậm chí có nơi tăng gấp đôi.
Hiện tại do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM, thị trường bất động sản nói chung đã giảm tốc. Tại khu vực TP. Thủ Đức không còn cảnh nhà đầu tư tấp nập đi xem đất. Việc bán hàng của môi giới bất động sản cũng gặp cản trở không nhỏ khi có đất giới thiệu nhưng người mua không thể đi xem vì dịch.
Tuy vậy, khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, dù giao dịch giảm, nhưng giá đất tại khu vực này vẫn cao, thậm chí có nơi còn tăng nhẹ 5-10% so với thời điểm trước khi TP.HCM bùng phát dịch. Đơn cử, một nền đất liền thổ có diện tích khoảng 50 m2 tại khu vực phường Long Trường (thuộc quận 9 cũ, nay là TP. Thủ Đức) đang được chào bán với giá 2,2 tỷ đồng (tức 44 triệu đồng/m2), tăng 100 triệu đồng so với 3 tháng trước.
Tương tự, nền có diện tích 60 m2 tại đây hiện chào giá 37 triệu đồng/m2, tăng 3 - 4 triệu đồng/m2. Trong khi đó, các nền có diện tích từ 80 đến 100 m2 đang được môi giới chào bán giá 33 - 35 triệu đồng/m2, tăng thêm 2 - 3 giá so với thời điểm đầu năm.
Không chỉ ở TP.HCM, phân khúc đất nền tại các địa phương khác cũng đang lặng sóng vì Covid-19. Cụ thể, khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu từng nóng lên hồi đầu năm cũng đều suy giảm mức độ quan tâm. Từ tháng 5 đến nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp giáng thêm cú đấm bồi khiến thị trường địa ốc càng thêm trầm lắng.
Bà Trần Thùy Linh, Phó giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng địa ốc Đức Linh (Đức Linh Real) cho biết, số lượng sản phẩm giao dịch thành công đã giảm và đây là tình cảnh chung của các sàn. Nguyên nhân bởi nguồn hàng hiện nay chủ yếu là qua các nhà đầu tư thứ cấp bán lại. Sau mỗi giao dịch là giá trị sản phẩm lại tăng một mức, đến nay, giá đã lên đỉnh thì các nhà đầu tư lại ngại “xuống tiền”.
Chưa kể, có khi khách hỏi mua, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn muốn “ôm hàng” để chờ giá tiếp tục tăng, không muốn bán. Trong khi đó, để kiếm nguồn hàng mới trong thời điểm này gần như là không có.
Vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệpđang thận trọng hơn trong chiến lược giới thiệu dự ánmới. Giá đất tại nhiều khu vực hiện tăng khá cao so với mặt bằng chung, cộng với tình hình thị trường đang giảm nhiệt, nên khách hàng ngày càng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư.
Đơn cử, tại Tập đoàn Thắng Lợi, dù đã hệ thống hóa lại bộ máy vận hành bằng hình thức online, hạn chế tiếp xúc, cải cách quy trình vận hành thông qua T-core (hệ thống quản lý doanh nghiệp toàn diện) và có kế hoạch triển khai giai đoạn II của một dự án có diện tích 103 ha tại Long An, song do Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên doanh nghiệp chưa thể triển khai mạnh mẽ.
“Thói quen của khách hàng mua bất động sản trước giờ là offline - trực tiếp và thực tế. Để tiếp cận khách hàng và tăng tính trải nghiệm, chúng tôi áp dụng hình thức online và sử dụng công nghệ thực tế ảo, True360, sa bàn ảo, căn hộ ảo... bước đầu ghi nhận kết quả khá tốt”, ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Tập đoàn Thắng Lợi chia sẻ.
Đại diện Trần Anh Group cho biết, hiện nay phía Tập đoàn vẫn đang tập trung chủ lực vào các dự án đã xây dựng hoàn chỉnh như La Villa Green City, West Lakes Golf & Villas ở Long An. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm, Trần Anh Group sẽ đưa vào khai thác dự án mới tại Vũng Tàu. Theo nhận định của doanh nghiệp này thì đây là thị trường tiềm năng về du lịch, nghỉ dưỡng, lượng khách hàng ổn định.
Đánh giá về tình hình thị trường hiện nay và nhận định trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam cho rằng, đất nền vẫn là phân khúc được nhà đầu tư ưa chuộng. Phân khúc này dự báo tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán.
Trước tác động của dịch bệnh lên các hoạt động kinh tếvà đời sống, sức cầu của thị trường nhìn chung suy giảm do áp lực tài chínhvà tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, xét về dài hạn, tâm lý sở hữu đất nền vẫn còn khá lớn. Chính sự khan hiếm đã đẩy mức giá bán của loại hình này trên thị trường sơ cấp tăng lên.
“Với các nhà đầu tư ở khu vực TP.HCM và các vùng lân cận, đất nền vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong dài hạn do biên lợi nhuận cao. Thống kê trong 5 năm qua, giá đất nền ở các thành phố và vùng ven đô đều tăng trung bình 15 - 50%, cá biệt có nơi lên tới 100%”, ông Hoàng chia sẻ.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Hôm nay, gần 600 người Việt từ vùng dịch về sân bay Nội Bài
- ·Tổng cục Quản lý thị trường: Hỗ trợ doanh nghiệp phân biệt hàng thật, hàng giả
- ·Tổng cục Quản lý thị trường vào cuộc điều tra cây xăng “gian lận” tại Đồng Nai
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Khánh Hòa: Cứu nạn 32 ngư dân tàu cá trong vùng biển động
- ·Khánh Hòa: Tạm giữ 160 chiếc điện thoại, máy tính bảng không có hoá đơn, chứng từ
- ·Tăng cường kiểm tra, soi chiếu hàng hóa nhập khẩu từ các chuyến bay trọng điểm
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·1 huấn luyện viên, 2 võ sĩ kickboxing Hậu Giang dự giải thế giới
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Giải kickboxing đồng bằng tổ chức tại Hậu Giang: Đáng xem !
- ·TPHCM: 4 bệnh nhân điều trị Covid
- ·Tham mưu rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi người dân ở nhà, giữ mình an toàn trong 2 tuần tới
- ·Lâm Đồng: Lở đất tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống hàng chục hộ dân
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp Phó Thủ tướng Lào Bun
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa số 2 trong khuôn khổ ASEAN