会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu giải ngoại hạng đức】Buôn bán pháo lậu bị xử lý như thế nào?!

【lịch thi đấu giải ngoại hạng đức】Buôn bán pháo lậu bị xử lý như thế nào?

时间:2025-01-13 15:36:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:323次
Buôn bán pháo lậu bị xử lý như thế nào?
Các đối tượng cùng tang vật bị thu giữ trong đường dây mua bán pháo nổ liên tỉnh bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ. Ảnh: Công an tỉnh Nghệ An

Đường dây liên tỉnh

Qua công tác nắm tình hình, đầu tháng 10/2024, Phòng Cảnh sát hình sự CA tỉnh Nghệ An phát hiện một nhóm đối tượng có hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm với số lượng lớn từ Quảng Trị về Nghệ An và các địa bàn khác để tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nhóm đối tượng này hoạt động với thủ đoạn tinh vi, sử dụng mạng xã hội để thay đổi phương thức liên lạc; thường xuyên thay đổi phương tiện, địa điểm giao hàng khiến quá trình đấu tranh của lực lượng CA gặp rất nhiều khó khăn.

Nhận định đây là vụ án phức tạp với sự tham gia của nhiều đối tượng, hoạt động liên tỉnh để vận chuyển, mua bán pháo lậu với số lượng rất lớn, Phòng Cảnh sát hình sự đã báo cáo lãnh đạo CA tỉnh xác lập chuyên án đấu tranh.

Quá trình điều tra, xác minh, CQCA xác định Lê Văn Hoài, SN 1991, trú tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và Hoàng Đình Minh, SN 1977, trú tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là 2 đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển, mua bán pháo nổ liên tỉnh nói trên.

Pháo hoa nổ sau khi được các đối tượng mua ở khu vực biên giới sẽ được Lê Văn Hoài và Hoàng Đình Minh thuê Nguyễn Đức Phú, SN 1990, trú tại xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vận chuyển, cung cấp tới các đầu mối ở trong và ngoài tỉnh.

Tại Nghệ An, đối tượng Phan Văn Lương, SN 1982, trú tại xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp là đầu mối trực tiếp giao dịch, mua bán pháo từ Hoài và Minh, sau đó mang đi tiêu thụ tại địa bàn tỉnh.

Sau quá trình theo dõi, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngày 26/10, tại tuyến Quốc lộ 48 thuộc xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, Phòng Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp phòng nghiệp vụ CA tỉnh và Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng Cảnh sát giao thông) tổ chức đón lõng, bắt giữ Hoàng Đình Minh khi đối tượng này đang vận chuyển số lượng lớn pháo từ Quảng Trị ra giao dịch với Phan Văn Lương tại địa bàn tỉnh Nghệ An, tang vật thu giữ gần 1 tạ pháo nổ.

Cùng ngày, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Nghệ An thi hành lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở của Phan Văn Lương, Hoàng Đình Minh và thi hành lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở, lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lê Văn Hoài; thu giữ gần 1,5 tạ pháo nổ. Hiện, Cơ quan CSĐT đã tạm giữ hình sự 4 đối tượng trên để điều tra mở rộng chuyên án.

Chế tài quy định ra sao?

Luận bàn về hành vi buôn lậu hàng cấm (pháo nổ) dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định, việc mua bán pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm hay theo điểm g khoản 1, Điều 6, Luật Đầu tư 2020.

Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với pháo như sau: cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ, trừ trường hợp tổ chức, DN thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này; cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo; Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Như vậy, theo luật sư Hồng Liên, các cá nhân hoặc tổ chức, DN không thuộc Bộ Quốc phòng và không được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ mà mua bán, tàng trữ, vận chuyển pháo là hành vi vi phạm pháp luật.

Về xử phạt hành chính, khoản 4, khoản 5 Điều 11, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, người vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể sẽ bị hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại tiền thu lợi bất chính.

Về xử lý trách nhiệm hình sự, kể từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành; theo quy định tại các Điều 190 (về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”); Điều 191 (về tội “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”), Bộ luật Hình sự năm 2015 thì pháo nổ và thuốc lá điếu được quy định là mặt hàng cấm, do vậy tất cả các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các mặt hàng này sẽ bị xử lý hình sự khi đảm bảo yếu tố định lượng.

Về quy định các yếu tố định lượng gồm: sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 6kg đến dưới 40kg; từ 40kg đến dưới 120kg và từ 120kg trở lên. Tương đương với đó là các mức xử lý tương đương, trong đó, mức xử lý cao nhất đối với hành vi vi phạm này lên tới 15 năm tù giam.

Theo đó, khoản 1, Điều 190, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 6kg đến dưới 40kg thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Từ 40kg đến dưới 120kg, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc trường hợp sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120kg trở lên, thì bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm.

Trong khi đó, tội "Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm” cũng quy định cụ thể yếu tố định lượng cùng những quy định về mức xử phạt tương đương. Theo đó, Điều 191, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm pháo nổ từ 6kg đến dưới 40kg thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc trường hợp tàng trữ, vận chuyển hàng cấm pháo nổ từ 40kg đến dưới 120kg thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. Phạm tội thuộc trường hợp tàng trữ, vận chuyển hàng cấm pháo nổ 120kg trở lên thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

“Như vậy, cơ sở pháp luật quy định rất rõ các trường hợp vi phạm pháp luật đối với những hành vi liên quan đến tội danh sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển mặt hàng cấm là pháo nổ. Do đó, đối tượng vi phạm ngoài mức xử lý hành chính sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội danh này” - luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên cho biết thêm.

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên khuyến cáo, thông thường thời điểm gần Tết, tình trạng nhập lậu, mua bán trái phép pháo nổ xảy ra nhiều hơn. Người dân chỉ nên mua pháo, sử dụng ở những nơi được Nhà Nước cho phép, đồng thời nâng cao ý thức và kiến thức pháp luật về sử dụng pháo nhằm tránh vi phạm pháp luật, cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, người xung quanh.

Phá đường dây vận chuyển pháo nổ số lượng lớn từ Campuchia về Việt NamPhá đường dây vận chuyển pháo nổ số lượng lớn từ Campuchia về Việt Nam
Bắt đối tượng vận chuyển 426kg pháo nổBắt đối tượng vận chuyển 426kg pháo nổ

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
  • Điều chỉnh lộ trình sắp xếp lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh
  • Hai công trình đậm dấu ấn của Tổng Bí thư ở Hồng Hạ
  • MU đẩy nhanh ký Hojlund vì sợ bị PSG 'cướp hàng'
  • Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
  • Danh sách MU du đấu Mỹ: Bất ngờ vắng mặt một cái tên
  • Vụ tai nạn liên hoàn trên QL 12C qua Hà Tĩnh, 5 người thuơng vong
  • Chứng khoán hôm nay (13/10): Lực hồi cuối phiên, VN
推荐内容
  • Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
  • Cổ phiếu SGO bị huỷ niêm yết trên UpCOM từ ngày 10/11
  • Chi tiết mức án dành cho 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”, 4 án tù chung thân
  • Thuỷ sản Bạc Liêu đối diện nguy cơ bị huỷ bỏ niêm yết
  • Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
  • Thanh Hóa: Triệt phá đường dây mua bán trái phép ma túy, bắt 7 đối tượng