【nhận định trận burnley】Giữ quan điểm cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn
Phiên họp cho ý kiến Dự thảo Luật Trật tự,ữquanđiểmcấmtuyệtđốiláixekhicónồngđộcồnhận định trận burnley an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Cấm tuyệt đối bảo đảm tính khả thi hơn có ngưỡng
Sau khi Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ sáu, Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang tiếp tục được hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2024).
Một trong những vấn đề còn có hai loại ý kiến là quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Ý kiến thứ nhất nhất trí với Dự thảo là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc quy định trên và cần có báo cáo đánh giá, tổng kết, cơ sở khoa học để đưa ra mức giới hạn thấp nhất.
Cho rằng, mỗi loại ý kiến gắn với một phương án riêng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định và căn cứ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Thẩm tra tổng hợp và đề xuất 2 phương án.
Phương án 1: Quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (kế thừa quy định tại khoản 6, Điều 5, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ).
Phương án 2: Quy định như Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Theo đó, cấm điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, phải sửa đổi quy định liên quan tại khoản 6, Điều 5, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh (cơ quan chủ trì thẩm tra Dự ánluật) cho biết, sau Kỳ họp thứ sáu đã có văn bản đề nghị Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả và phù hợp trong quá trình thực hiện, chỉ đạo nghiên cứu tác động của cồn đối với khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người lái xe ở những mức độ khác nhau và trường hợp cồn nội sinh để có cơ sở quy định cho phù hợp.
Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo, Bộ Công an, Bộ Y tếđã nghiêm túc thực hiện các yêu cầu trên, tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức điều tra xã hội học, khoa học về “tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ” và tiếp tục đề xuất cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
“Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhất trí với đề xuất của Chính phủ và tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn phương án 1 để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục kế thừa quy định hiện hành về việc cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn để bảo vệ được nhiều tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ của giống nòi. Sau quá trình thực hiện, khi đã hình thành ý thức, văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe” sẽ tiến hành tổng kết quy định này để có đề xuất cho phù hợp”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới nêu quan điểm.
Báo cáo của cơ quan thẩm tra cũng nêu rõ, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn bảo đảm tính khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định. Với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn, thì người dân không nên uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Còn nếu quy định có ngưỡng nhất định, thì chính người dân khó xác định uống bao nhiêu, uống thế nào cho thấp hơn ngưỡng đó, cơ quan chức năng cũng khó khăn trong việc xử lý. Hơn nữa, khi có ngưỡng rất dễ xảy ra các trường hợp bị ép uống và khi đã uống dễ bị kích thích, khó làm chủ bản thân và khó dừng lại.
Không có cớ gì bỏ quy định cấm tuyệt đối
Sau khi nghe báo cáo, 100% ý kiến tham gia thảo luận của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nói, qua thời gian thực hiện, quy định cấm này đã đi vào cuộc sống, được đông đảo người dân đồng tình thực hiện và đang hình thành văn hóa “đã uống rượu, bia thì không lái xe”, đồng thời làm giảm các vụ tai nạn giao thông do uống rượu, bia gây ra.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhắc lại, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV cũng đã rất khó khăn khi quy định cấm nồng độ cồn với tài xế trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Khi đưa ra lấy ý kiến ở Quốc hội về nội dung cấm nồng độ cồn trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, lúc đầu, cả 2 phương án đều không đạt 50%. Sau đó, với giải trình rất thuyết phục của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã đồng ý thông qua luật và quy định cấm nồng độ cồn với tài xế đã nhận được sự đồng tình của 74% tổng số đại biểu Quốc hội.
“Vì vậy, không có cớ gì thảo luận về an toàn giao thông lại bỏ quy định rất hữu hiệu ở Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia”, bà Thúy Anh phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế. “Việc thực hiện như hiện nay đã từng bước hình thành văn hóa rất tốt, hạn chế tác hại rất lớn do rượu, bia gây ra”, ông Tùng nhìn nhận.
Song, ông Tùng đề nghị báo cáo giải trình với Quốc hội cần làm rõ thêm những cơ sở khoa học quy định nội dung này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị không nên nêu 2 loại ý kiến trong báo cáo giải trình, tiếp thu trình Quốc hội, mà có thể nói đa số ý kiến đồng tình với loại ý kiến thứ nhất và có một số ý kiến khác, để Quốc hội thảo luận.
“Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đang quy định cấm và thực tiễn áp dụng đang dần dần hình thành văn hóa giao thông không uống rượu, bia”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, soạn thảo tiếp tục làm rõ các ưu điểm, hạn chế của các phương án quy định nồng độ cồn để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ bảy.
Theo báo cáo của Chính phủ, từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. Trong số đó, 80% thuộc trường hợp do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia gây ra.
Trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia giảm 25% số vụ, giảm 50% số người chết, giảm 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Để có 15.000 HTX hoạt động hiệu quả phải phấn đấu rất gian khổ
- ·Nhân dân là cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh trật tự
- ·Chính phủ sẵn sàng đón nhận những đề xuất mới chưa có tiền lệ
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·2 Tướng Công an được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục C10, C11
- ·Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Angola
- ·Kho bạc Nhà nước có nữ Phó Tổng giám đốc mới
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Bổ nhiệm nhân sự quân đội ở Nghệ An
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Thủ tướng: Phát triển vùng không được mang tính chủ quan, áp đặt, hay là con số cộng
- ·Việt Nam nói về khả năng Trung Quốc đưa vũ khí hạt nhân ra Biển Đông
- ·Miễn nhiệm chức vụ, cho thôi đại biểu Quốc hội với Thiếu tướng Lê Đình Nhường
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Bộ Công thương bổ nhiệm nhân sự 3 cơ quan
- ·Thêm động lực cho quan hệ hợp tác với Romania và Czech
- ·Nhận diện điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển kinh tế hậu Covid
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Khó đàm phán hòa bình Nga – Ukraine
- 69/139 người liên quan ổ dịch công ty thực phẩm Thanh Nga âm tính Covid
- TP. HCM: Thu gần 118 tỷ đồng từ xử lý vi phạm quản lí thị trường
- Kinh tế Việt Nam tháng 1/2018 qua những con số
- Hà Nội thêm 2 ca dương tính Covid
- TP.HCM có 80.441 F0 xuất viện, hơn 5 triệu người được tiêm vắc xin Covid
- 4 thị trường trọng điểm nắm 216 tỷ USD kim ngạch XNK của Việt Nam
- Khối doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp cao nhất cho ngân sách
- Sự nguy hiểm của biến thể Delta khiến đợt dịch ở Việt Nam kéo dài 4 tháng chưa dứt
- Bất ổn thị trường Condotel
- Việt Nam sắp nhận thêm 3 triệu liều vắc xin Covid